Quyền yêu cầu thi hành án được pháp luật quy định như thế nào? Người được thi hành án có các nghĩa vụ như thế nào?

Cho hỏi quyền yêu cầu thi hành án được pháp luật quy định như thế nào? Người được thi hành án có các nghĩa vụ như thế nào? Căn cứ quy định nào của pháp luật vậy? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Nam đến từ Hà Nội.

Quyền yêu cầu thi hành án được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
b) Được thông báo về thi hành án;
c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
...

Theo đó, người được thi hành án có những quyền theo quy định trên.

Quyền yêu cầu thi hành án được pháp luật quy định như thế nào? Người được thi hành án có các nghĩa vụ như thế nào?

Quyền yêu cầu thi hành án được pháp luật quy định như thế nào? Người được thi hành án có các nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ Internet)

Người được thi hành án có các nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
...
2. Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
b) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
c) Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Theo đó, người được thi hành án phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án. Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án. Thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú; Và phải chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm sát việc thi hành án theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:

Giám sát và kiểm sát việc thi hành án
...
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự.
Khi kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án;
b) Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này;
c) Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát;
d) Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân;
đ) Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm, pháp luật ít nghiêm trọng của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa;
e) Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào có thẩm quyền kiếm sát việc thi hành án.

Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

Thi hành án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản án sơ thẩm hình sự không bị kháng cáo, kháng nghị thì được thi hành kể từ khi nào? Ai là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?
Pháp luật
Việc thông báo thi hành án dân sự được thực hiện theo những hình thức nào? Khi nào được phép niêm yết công khai văn bản thông báo?
Pháp luật
Quy định về khấu trừ lương của giáo viên theo quyết định của cơ quan thi hành án? Kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người bị thi hành án có quyền khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự khi nào?
Pháp luật
Trách nhiệm chi trả chi phí xác minh điều kiện thi hành án do ai thực hiện? Người phải thi hành án có phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án không?
Pháp luật
Người bị thi hành án bị cơ quan thi hành ánh cưỡng chế kê biên nhà thì giải quyết như thế nào? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Pháp luật
Thời gian thực hiện thi hành án khi có quyết định của Tòa án trong bao lâu? Các đương sự có quyền được tự thỏa thuận việc thi hành án không?
Pháp luật
Các nội dung chính cần có trong kế hoạch cưỡng chế thi hành án là gì? Việc lên kế hoạch phải gửi cho ai, trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì thời hạn tự nguyện thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án
15,405 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào