Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành?
Luật Công đoàn hiện đang có hiệu lực thi hành là Luật Công đoàn 2012.
Vào ngày 27/11/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công đoàn 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025.
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 18 và Điều 19 Luật Công đoàn 2012 cụ thể:
Quyền của đoàn viên công đoàn:
- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn:
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được gia nhập Công đoàn Việt Nam? Điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam?
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam được quy định tại Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam được quy định như sau:
- Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đoàn viên công đoàn có được trợ cấp khi ốm đau, hoạn nạn, khó khăn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
...
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
...
Theo đó, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm cả việc thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn khi ốm đau, hoạn nạn, khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức học tập đối với giai đoạn phạm nhân mới được đưa đến cơ sở giam giữ như thế nào?
- Tổng hợp các mẫu biên bản cuộc họp thông dụng nhất hiện nay? Tải về các mẫu biên bản cuộc họp ở đâu?
- Dịch vụ công là gì? Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ Ngày hội Quốc phòng toàn dân 2024 ngắn gọn? Văn nghệ 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Sửa đổi hợp đồng dự án PPP là gì? Quy hoạch có sự thay đổi, làm giảm doanh thu dưới bao nhiêu % thì được điều chỉnh thời hạn hợp đồng?