Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng thì phải ghi tên 2 vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
- Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng thì phải ghi tên 2 vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng không?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng không?
- Thời hạn đăng ký biến động khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng là bao lâu?
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng thì phải ghi tên 2 vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 135 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
...
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
...
Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Ngoài ra, trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng thì được yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng thì phải ghi tên 2 vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)
Có phải đăng ký biến động đất đai khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng không?
Theo điểm i khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất;
...
g) Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
h) Thay đổi hình thức giao đất, cho thuê đất, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật này;
i) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc sự thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận phải đăng ký biến động khi thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do sự thỏa thuận của vợ và chồng.
Do đó, phải đăng ký biến động đất đai khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng.
Thời hạn đăng ký biến động khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Đăng ký biến động
...
3. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, i, k, l, m và q khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền; trường hợp thi hành án thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày bàn giao tài sản thi hành án, tài sản bán đấu giá; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền khi chuyển quyền sử dụng đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung của cả hai vợ chồng theo thỏa thuận vợ chồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?