Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân khi kinh doanh thiết bị đo cơ khí được quy định như thế nào?
Phương tiện đo là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Đo lường 2011 quy định về phương tiện đo như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo."
Phương tiện đo có những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Đo lường 2011 quy định về yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo như sau:
"Điều 17. Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm.
2. Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.
3. Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng."
Ngoài ra, còn có yêu cầu riêng đối với phương tiện đo theo từng nhóm được quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường 2011 như sau:
* Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1
- Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011.
- Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011.
* Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2
- Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Đo lường 2011.
- Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;
+ Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;
+ Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;
+ Kiểm định sau sửa chữa.
- Việc phê duyệt mẫu phương tiện đo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Đo lường 2011.
- Việc kiểm định phương tiện đo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đo lường 2011.
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
Trong đó, tại Điều 16 Luật Đo lường 2011 quy định về phương tiện đo nhóm 1 và nhóm 2 như sau:
- Phương tiện đo được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục đích khác không quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 1) được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố.
- Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân khi kinh doanh thiết bị đo cơ khí được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh phương tiện đo được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Đo lường 2011 quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các quyền sau đây:
+ Lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này;
+ Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định của Luật này trước khi đưa phương tiện đo, chuẩn đo lường vào sử dụng;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Thông tin trung thực về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Hướng dẫn khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Trả chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
+ Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cá nhân khi kinh doanh phương tiện đo là gì?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm kinh doanh phương tiện đo như sau:
- Kinh doanh phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu theo quy định.
- Thông tin cho khách hàng về các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?