Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không?
- Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không?
- Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính của viên chức lãnh sự có bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án không?
- Viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này thì có được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm không?
Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận có miễn trừ cho người đó đối với pháp luật của Nước cử không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:
a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.
b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.
c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.
2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.
4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Như vậy, quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính của viên chức lãnh sự có bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và của những người được quyền miễn trừ theo Điều 37.
2. Việc từ bỏ này bao giờ cũng phải rõ ràng.
3. Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 37 đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viện dẫn quyền miễn từ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.
Như vậy, việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vị kiện về dân sự hoặc hành chính của viên chức lãnh sự không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án. Về việc này cần phải có sự từ bỏ riêng.
Viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này thì có được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
2. Những thành viên khác của cơ quan đại diện và những người phục vụ riêng là công dân Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước đó chỉ được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi được nước đó công nhận. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận phải thi hành quyền xét xử của mình đối với những người này sao cho không cản trở quá đáng việc thực hiện các chức năng của cơ quan đại diện.
Theo đó, trừ phi được Nước tiếp nhận cho hưởng thêm các quyền ưu đãi và miễn trừ, viên chức ngoại giao có quốc tịch Nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử và quyền bất khả xâm phạm đối với những hành vi chính thức trong khi thi hành các chức năng của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?