Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm mục đích gì? Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về mục đích ý nghĩa như sau:
Mục đích - ý nghĩa
“Quỹ Vì người nghèo” thành phố được thành lập nhằm mục đích huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm lo người nghèo và các phường - xã nghèo của thành phố theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ và theo kế hoạch hoạt động của Ban Vận động Vì người nghèo của thành phố.
Theo đó, Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm mục đích huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm lo người nghèo và các phường - xã nghèo của thành phố theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ và theo kế hoạch hoạt động của Ban Vận động Vì người nghèo của thành phố.
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về nguyên tắc hoạt động của Quỹ như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo nguyên tắc tự tạo nguồn thu trên cơ sở vận động sự ủng hộ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách Nhà nước cấp bằng 5% trên tổng số thu từ nguồn vận động hàng năm của Quỹ để chi phí cho việc quản lý, phục vụ các hoạt động của Quỹ.
Theo đó, Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tạo nguồn thu trên cơ sở vận động sự ủng hộ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách Nhà nước cấp bằng 5% trên tổng số thu từ nguồn vận động hàng năm của Quỹ để chi phí cho việc quản lý, phục vụ các hoạt động của Quỹ.
Các quận thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ như thế nào về Quỹ vì người nghèo?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về quỹ vì người nghèo” thành phố, quận - huyện, phường - xã, thị trấn có nhiệm vụ
“Quỹ Vì người nghèo” thành phố, quận - huyện, phường - xã, thị trấn có nhiệm vụ
1. Cùng với Ban Vận động Vì người nghèo, tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn ủng hộ tự nguyện từ các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể, đơn vị sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước để giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo còn nhiều khó khăn trong cuộc sống về nhà ở, học hành, sức khỏe, điều kiện làm ăn, phương tiện sinh hoạt tối thiểu và hỗ trợ các phường - xã, thị trấn nghèo theo chuẩn mực Nhà nước công bố từng thời kỳ.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về kế hoạch thu chi, xác định quy mô, đối tượng hỗ trợ.
3. Tổ chức các hoạt động gây Quỹ đúng pháp luật.
4. Báo cáo kết quả hoạt động theo định kỳ tháng, quý, năm với Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Vận động Vì người nghèo, Ban Quản lý Quỹ cấp trên và công khai danh sách, mức đóng góp tài trợ của các tổ chức, cá nhân đã đóng góp tài trợ cho Quỹ; thực hiện báo cáo công khai mọi khoản thu - chi từ Quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
5. Chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của ngành tài chính.
6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thì các quận thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ về Quỹ vì người nghèo như sau:
- Cùng với Ban Vận động Vì người nghèo, tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn ủng hộ tự nguyện từ các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể, đơn vị sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước để giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo còn nhiều khó khăn trong cuộc sống về nhà ở, học hành, sức khỏe, điều kiện làm ăn, phương tiện sinh hoạt tối thiểu và hỗ trợ các phường - xã, thị trấn nghèo theo chuẩn mực Nhà nước công bố từng thời kỳ.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về kế hoạch thu chi, xác định quy mô, đối tượng hỗ trợ.
- Tổ chức các hoạt động gây Quỹ đúng pháp luật.
- Báo cáo kết quả hoạt động theo định kỳ tháng, quý, năm với Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Vận động Vì người nghèo, Ban Quản lý Quỹ cấp trên và công khai danh sách, mức đóng góp tài trợ của các tổ chức, cá nhân đã đóng góp tài trợ cho Quỹ; thực hiện báo cáo công khai mọi khoản thu - chi từ Quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
- Chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của ngành tài chính.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?