Quỹ từ thiện được thành lập nhằm mục đích che giấu hoạt động rửa tiền trái pháp luật phải xử lý như thế nào?

Những người có hành vi thành lập quỹ từ thiện nhằm mục đích rửa tiền thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Đối với quỹ từ thiện có hành vi trái pháp luật có bị buộc phải giải thể hay không? Xin cám ơn

Hoạt động rửa tiền có thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thành lập quỹ từ thiện không?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:
1. Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.
4. Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
5. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ."

Theo đó, hoạt động rửa tiền là hành vi thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong việc thành lập quỹ từ thiện. Ở quy định cũ về thành lập quỹ từ thiện tại Điều 7 Nghị định 30/20121/NĐ-CP cũng quy định về hành vi này.

Quỹ từ thiện được thành lập nhằm mục đích che giấu hoạt động rửa tiền trái pháp luật phải xử lý như thế nào?

Quỹ từ thiện được thành lập nhằm mục đích che giấu hoạt động rửa tiền trái pháp luật phải xử lý như thế nào?

Quỹ từ thiện được thành lập nhằm mục đích che giấu hoạt động rửa tiền trái pháp luật phải xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp buộc giải thể như sau:

"Điều 41. Giải thể quỹ
...
4. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
c) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
..."

Theo quy định trên, đối với các trường hợp vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP thì buộc phải giải thể.

Như vậy, quỹ từ thiện được thành lập nhằm mục đích để che giấu hoạt động rửa tiền thì buộc phải giải thể. Tài sản của quỹ từ thiện sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 42 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.

Người có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động rửa tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội rửa tiền như sau:

"Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
..."

Như vậy đối với hoạt động rửa tiền có tổ chức thì mức phạt có thể từ 05 năm đến 10 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Quỹ từ thiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quỹ từ thiện có phải công khai các khoản đóng góp không?
Pháp luật
03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
Pháp luật
Từ thiện là gì? Quỹ từ thiện là gì? Cá nhân có được tự kêu gọi gây quỹ từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ không?
Pháp luật
Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của quỹ từ thiện có nằm trong nội dung chi hoạt động quản lý quỹ không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện không công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật
Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện bị giải thể trong trường hợp nào? Khi Quỹ từ thiện bị giải thể có phải đăng báo không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổng hợp, báo cáo cho cơ quan nào về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ từ thiện do Ủy ban cấp phép?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải công bố việc thành lập quỹ trên bao nhiêu số báo theo quy định? Nội dung công bố là gì?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ trong thời gian nào? Mẫu Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Quỹ từ thiện là mẫu nào?
Pháp luật
Khi Quỹ từ thiện tự giải thể có phải đăng báo hay không? Quỹ từ thiện có thể tự giải thể trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ từ thiện
2,911 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ từ thiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ từ thiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào