Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài thì ai là người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập quỹ từ thiện?
Người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nào để có thể góp tài sản thành lập quỹ từ thiện?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ như sau:
"Điều 12. Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:
a) Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
b) Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này."
Căn cứ theo quy định trên thì người nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện để góp tài sản thành lập quỹ từ thiện ở Việt Nam như:
- Có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
- Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
- Có tài sản đóng góp thành lập quỹ.
Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài thì ai là người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập quỹ từ thiện?
Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện phải bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ từ thiện như sau:
"Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ
1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ."
Theo đó, hồ sơ thành lập quỹ từ thiện phải đảm bảo có các loại giấy tờ nêu trên.
Có thể thấy ở Nghị định mới này đã quy định rõ ràng hơn về giấy tờ trong hồ sơ so với nghị định cũ trước đây tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.
Cụ thể ở Nghị định 93/2019/NĐ-CP đã nêu rõ về bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ trong khi ở nghị định cũ chỉ nêu là tài liệu chứng minh.
Ngoài ra, có thêm hai loại giấy tờ được bổ sung vào hồ sơ thành lập quỹ từ thiện là văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ và văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.
Quỹ từ thiện có yếu tố nước ngoài thì ai là người có thẩm quyền giải quyết hồ sơ thành lập?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ như sau:
"Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã."
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết.
Trường hợp quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh huyện xã thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?