Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
- Người phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí được thực hiện như sau:
Bước 1. Ban Tuyên giáo là đơn vị đầu mối theo dõi, tiếp nhận, tổng hợp và báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về thông tin báo chí: tiếp nhận công văn, phản hồi, câu hỏi của các cơ quan báo chí.
Đồng thời, thực hiện việc điểm báo hàng ngày để kịp thời theo dõi, tổng hợp, tham mưu Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn các vấn đề được báo chí và dư luận xã hội quan tâm.
Bước 2. Khi nhận được thông tin cần cung cấp cho báo chí, Người phát ngôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cách giải quyết, phương án xử lý và phát ngôn.
Bước 3. Sau khi có ý kiến phê duyệt của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban Tuyên giáo chủ trì, phối hợp với các ban, đơn vị liên quan thống nhất nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Bước 4. Đối với các sự kiện, cuộc họp, hội nghị... của các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức, mời các cơ quan thông tấn, báo chí đến tham dự và đưa tin thì các ban, đơn vị chủ trì có trách nhiệm thông báo, phối hợp với Người phát ngôn thực hiện.
Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Theo Điều 8 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Chủ tịch Tổng Liên đoàn giao đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tuyên giáo phụ trách chung việc cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm chính đối với nội dung cung cấp thông tin cho báo chí trong lĩnh vực mình phụ trách.
Căn cứ trên quy định Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm giao đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tuyên giáo phụ trách chung việc cung cấp thông tin cho báo chí.
Các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm chính đối với nội dung cung cấp thông tin cho báo chí trong lĩnh vực mình phụ trách.
Người phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 9 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí, cụ thể:
- Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
- Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố.
- Các trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận theo quy định của pháp luật.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tổng Liên đoàn, trước pháp luật về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Theo đó, người phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp, cụ thể:
- Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
- Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố.
- Các trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?