Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến được thực hiện như thế nào?
- Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến được thực hiện như thế nào?
- Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến có các quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến như thế nào?
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 20/2008/NĐ-CP thay thế bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
...
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy trình sau:
a) Xác định nội dung cần lấy ý kiến.
b) Xác định cá nhân, tổ chức là đối tượng cần lấy ý kiến.
c) Lập Phiếu lấy ý kiến.
d) Xác định cách thức gửi Phiếu lấy ý kiến và nhận ý kiến trả lời.
đ) Gửi Phiếu lấy ý kiến đến đối tượng thông qua một hoặc nhiều cách thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
e) Theo dõi, đôn đốc các cá nhân, tổ chức trả lời theo hạn định.
g) Vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính khi nhận được các ý kiến trả lời.
h) Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá, phân loại.
i) Quyết định việc xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển phản ánh, kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xử lý.
k) Lưu giữ hồ sơ về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.
Theo đó, đối với các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy trình sau:
Bước 01: Xác định nội dung cần lấy ý kiến.
Bước 02: Xác định cá nhân, tổ chức là đối tượng cần lấy ý kiến.
Bước 03: Lập Phiếu lấy ý kiến.
Bước 04: Xác định cách thức gửi Phiếu lấy ý kiến và nhận ý kiến trả lời.
Bước 05: Gửi Phiếu lấy ý kiến đến đối tượng thông qua một hoặc nhiều cách thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
Bước 06: Theo dõi, đôn đốc các cá nhân, tổ chức trả lời theo hạn định.
Bước 08: Vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính khi nhận được các ý kiến trả lời.
Bước 09: Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá, phân loại.
Bước 10: Quyết định việc xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển phản ánh, kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xử lý.
Bước 11: Lưu giữ hồ sơ về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến có các quyền hạn và trách nhiệm gì?
Theo Điều 12 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị
1. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.
2. Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.
3. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.
4. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị định này.
Theo đó, cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến có các quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.
- Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.
- Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.
- Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị định này.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
Theo đó, cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua Phiếu lấy ý kiến có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
- Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?