Quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?

Tàu thuyền trong quá trình hoạt động, sinh hoạt của các thuyền viên, hành khách sẽ phát sinh chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn. Vậy quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường?

Chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp của tàu thuyền là gì?

Theo điểm a, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT quy định rác thải bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền. Trong đó:

- Chất thải sinh hoạt là các loại chất thải thực phẩm, dầu ăn đã qua sử dụng và chất thải rắn khác phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của thuyền viên và hành khách trên tàu thuyền.

- Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền có chứa thành phần nguy hại như: giẻ lau chứa dầu, sơn, vụn sơn, cặn lọc khí xả, cặn hàng hóa nguy hiểm và các chất thải rắn khác thuộc danh mục chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

- Chất thải rắn công nghiệp là các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động làm hàng và khai thác vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuyền, ngoại trừ chất thải rắn nguy hại.

Nước bẩn là gì?

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT định nghĩa nước bẩn như sau:

Nước bẩn là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải từ: nhà vệ sinh, nhà tiểu; chậu rửa, bồn tắm, lỗ thoát nước ở buồng y tế; buồng chứa động vật sống trên tàu thuyền và các hỗn hợp nước khác khi hòa lẫn với những loại nước nêu trên.

Chất thải tàu biển

Chất thải sinh hoạt từ tàu biển

Quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển

Tại Điều 7 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT quy định quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển như sau:

- Đối với cảng biển tự thực hiện thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển:

+ Doanh nghiệp cảng biển bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;

+ Sau khi thực hiện thu gom chất thải, doanh nghiệp cảng biển lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi các bên liên quan để lưu giữ.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải thực hiện thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển:

+ Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, nước bẩn từ tàu thuyền bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;

+ Sau khi thực hiện thu gom chất thải, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi các bên liên quan để lưu giữ.

- Phương tiện tiếp nhận nước bẩn từ tàu thuyền phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền và được quy định như sau:

+ Đường kính ngoài có kích thước bằng 210 mm;

+ Đường kính trong có kích thước tương ứng với đường kính ngoài của ống;

+ Đường kính vòng tròn đi qua tâm các bu lông có kích thước 170 mm;

+ Rãnh khoét ở bích nối: gồm 4 lỗ có đường kính 18 mm được bố trí cách đều nhau theo đường tròn đi qua tâm các lỗ bắt bu lông với đường kính nói trên và có các rãnh khoét tới mép ngoài của bích. Chiều rộng của rãnh 18 mm;

+ Chiều dày bích nối 16 mm;

+ Bu lông, đai ốc: có số lượng 4 chiếc, mỗi chiếc có đường kính 16 mm và chiều dài thích hợp;

+ Bích dùng cho đường ống có đường kính trong tới 100 mm và phải được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương có mặt ngoài phẳng. Bích này cùng với đệm làm kín thích hợp phải phù hợp cho việc sử dụng ở áp suất 600 kPa;

+ Đối với tàu thuyền có chiều cao mạn lý thuyết từ 5 m trở xuống, đường kính trong của bích nối có thể bằng 38 mm;

+ Đối với tàu thuyền chuyên dụng, phà chở khách: có thể sử dụng các bích nối phù hợp khác hoặc các khớp nối nhanh để bơm chuyển nước bẩn.

- Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn thu gom từ tàu thuyền phải được phân loại, lưu giữ tạm thời và vận chuyển bằng các phương tiện, thiết bị phù hợp quy định pháp luật về quản lý chất thải.

Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn phải được thu gom và xử lý đúng quy trình để đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Chất thải rắn công nghiệp
Xử lý chất thải sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không?
Pháp luật
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không?
Pháp luật
Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì người khai thác cảng hàng không, sân bay có phải thực hiện phân loại tại nguồn không?
Pháp luật
Chủ nguồn thải có được tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường hay không? Muốn tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Dược phẩm thải không có thành phần gây độc tế bào là loại chất thải nào? Đơn vị tính khối lượng chất thải?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất hiện nay? Cách sử dụng biên bản?
Pháp luật
Việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn công nghiệp
3,476 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn công nghiệp Xử lý chất thải sinh hoạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải rắn công nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Xử lý chất thải sinh hoạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào