Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?

Trong hoạt động của tàu thuyền thường có các chất thải rắn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh thì phải được thu gom xử lý để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Cho tôi hỏi quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?

Chất thải rắn nguy hại của tàu thuyền là gì?

Điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT định nghĩa chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền có chứa thành phần nguy hại như: giẻ lau chứa dầu, sơn, vụn sơn, cặn lọc khí xả, cặn hàng hóa nguy hiểm và các chất thải rắn khác thuộc danh mục chất thải nguy hại.

Nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền là gì?

Khoản 4, khoản 5 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT định nghĩa nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác như sau:

"4. Nước lẫn cặn dầu là chất thải lỏng có lẫn dầu tiếp nhận từ hệ thống la canh buồng máy, nước vệ sinh hầm hàng của tàu dầu, nước vệ sinh két dầu nhiên liệu, dầu thải, cặn dầu thải, dầu rò rỉ, nước từ két dằn lẫn dầu, nước la canh hầm hàng có lẫn dầu.
5. Chất lỏng độc hại khác là cặn chất lỏng độc và chất thải lỏng từ các hoạt động vệ sinh két hàng hoặc xả dằn két hàng trên tàu chở xô chất lỏng độc thuộc loại X, Y, Z theo quy định 6 Phụ lục II của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và các sửa đổi năm 1978, năm 1997 (sau đây viết tắt là Công ước MARPOL)."

Thu gom xử lý chất thải

Thu gom và xử lý chất thải

Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền trong cảng biển

Điều 8 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT quy định quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển như sau:

(1) Đối với cảng biển tự thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển:

a) Doanh nghiệp cảng biển bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP , Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và quy định pháp luật có liên quan;

b) Sau khi thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, doanh nghiệp cảng biển lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, lập chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và gửi các bên liên quan để lưu giữ;

c) Sau khi hoàn thành việc xử lý chất thải thu gom từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, doanh nghiệp cảng biển gửi bản sao y Liên số 4 chứng từ chất thải nguy hại tới Cảng vụ hàng hải khu vực để lưu giữ, giám sát.

(2) Trường hợp tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển:

a) Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP , Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và quy định pháp luật có liên quan;

b) Sau khi thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, lập chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và gửi các bên liên quan để lưu giữ;

c) Sau khi hoàn thành việc xử lý chất thải thu gom từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải gửi bản sao y Liên số 4 chứng từ chất thải nguy hại tới Cảng vụ hàng hải khu vực để lưu giữ, giám sát.

(3) Việc thu gom chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán, rò rỉ chất thải.

(4) Phương tiện tiếp nhận và phương tiện vận chuyển chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .

(5) Phương tiện tiếp nhận cặn dầu thải, chất thải lỏng có lẫn dầu từ hệ thống la canh buồng máy phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền và được quy định như sau:

a) Đường kính ngoài có kích thước bằng 215 mm;

b) Đường kính trong có kích thước tương ứng với đường kính ngoài của ống;

c) Đường kính vòng tròn đi qua tâm các bu lông có kích thước 183 mm;

d) Rãnh ở bích: gồm 6 lỗ có đường kính 22 mm được bố trí cách đều nhau theo đường tròn đi qua tâm các lỗ bắt bu lông với đường kính nêu trên và có các rãnh khoét tới mép ngoài của bích. Chiều rộng rãnh 22 mm;

đ) Chiều dày bích nối 20 mm;

e) Bu lông, đai ốc: có số lượng 6 chiếc, mỗi chiếc có đường kính 20 mm và chiều dài thích hợp;

g) Bích dùng cho đường ống có đường kính trong tới 125 mm và phải được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương có mặt ngoài phẳng. Bích này cùng với đệm làm kín thích hợp phải phù hợp cho việc sử dụng ở áp suất 600 kPa.

Như vậy, các chất thải rắn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển phải được thu gom và xử lý theo đúng quy trình để không gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chất thải rắn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc sử dụng chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quy trình chiết độc tính trong chất thải rắn sử dụng nước như thế nào? Mẫu thử được lưu giữ ở đâu?
Pháp luật
Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là gì? Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được phân loại thế nào?
Pháp luật
Đơn vị tính khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng theo quy định mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu và quy trình thực hiện như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Dự án phát điện sử dụng chất thải rắn bị thu hồi khi nào? Chủ đầu tư dự án này gửi bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã được chứng thực về Bộ Công Thương trong bao lâu?
Pháp luật
Chất thải rắn từ sinh hoạt hàng ngày của nhân viên y tế có được xem là một loại chất thải y tế hay không?
Pháp luật
Chất thải rắn là gì? Việc quản lý chất thải rắn được quy định như thế nào? Người dân không phân loại rác có bị xử lý không?
Pháp luật
Hiểu thế nào về nước thải và chất thải rắn theo quy định của pháp luật? Đối với nước thải và chất thải rắn pháp luật yêu cầu ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn
2,432 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào