Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bao gồm các nội dung gì?
- Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bao gồm các nội dung gì?
- Thực hiện những công việc gì khi tiếp nhận công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác?
- Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn là ai và có trách nhiệm như thế nào?
Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bao gồm các nội dung gì?
Nội dung Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT bao gồm các nội dung sau:
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Quy trình;
- Hiệu lực áp dụng Quy trình;
- Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến việc lập Quy trình và tổ chức quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viện dẫn để quản lý, vận hành khai thác công trình, bao gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dùng để thiết kế công trình, vật liệu chính sử dụng để xây dựng công trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế công trình đặc biệt trên đường GTNT và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác;
- Các tài liệu tham khảo, tài liệu được viện dẫn;
- Hồ sơ tài liệu về công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và bản vẽ hoàn công là tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT. Trong Quy trình phải có các thông tin khái quát về phạm vi công trình, các bộ phận, hạng mục của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình (nếu có);
- Các nội dung cần thiết khác.
Công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn (Hình từ Internet)
Thực hiện những công việc gì khi tiếp nhận công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác?
Các công việc thực hiện kể từ khi tiếp nhận công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
- Tiếp nhận công trình hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác;
- Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ công trình;
- Lập, quản lý sử dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình;
- Cắm biển báo hiệu đường bộ, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác công trình;
- Tổ chức giao thông;
- Tuần tra, theo dõi tình trạng công trình;
- Kiểm tra kỹ thuật công trình;
- Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết được phát hiện khi tuần tra theo dõi và kiểm tra kỹ thuật;
- Xử lý đối với công trình đang khai thác có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng; xử lý sự cố công trình;
- Các quy định cần thiết khác.
Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn là ai và có trách nhiệm như thế nào?
Xác định Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và trách nhiệm của Chủ quản quy định ở Điều 4 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT quy định cụ thể:
+ Đối với đường giao thông nông thôn do Nhà nước đầu tư, Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phân công, phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan trực thuộc trong việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn trên địa bàn.
+ Đối với đường giao thông nông thôn do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư là Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
Trường hợp cộng đồng dân cư, cá nhân sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn thì cơ quan được phân công, phân cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
+ Trường hợp đường giao thông nông thôn được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thống nhất lựa chọn Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn.
- Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên (nếu có) về việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn có thể ủy quyền, giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng với Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn. Trong trường hợp này, Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn vẫn phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
- Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn chịu trách nhiệm theo ủy quyền, văn bản giao nhiệm vụ, hợp đồng ký kết với Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn đúng với nội dung được giao và quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?