Quy trình lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào?
- Trong việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí có được thực hiện bằng đấu thầu hạn chế không?
- Quy trình lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế gồm những nội dung nào?
Trong việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí có được thực hiện bằng đấu thầu hạn chế không?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Dầu khí 2022 có quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi;
2. Đấu thầu hạn chế;
3. Chào thầu cạnh tranh;
4. Chỉ định thầu.
Theo quy định trên đấu thầu hạn chế là một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở.
Do đó, việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí được thực hiện bằng đấu thầu hạn chế.
Quy trình lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo đấu thầu hạn chế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Dầu khí 2022 có quy định về đấu thầu hạn chế như sau:
Đấu thầu hạn chế
1. Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp có yêu cầu đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được.
2. Quy trình đấu thầu hạn chế bao gồm các bước như quy trình đấu thầu rộng rãi quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
Theo quy định trên thì quy trình lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
- Thông báo mời thầu;
- Đăng ký dự thầu;
- Phát hành hồ sơ mời thầu;
- Nhận hồ sơ dự thầu, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
- Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
- Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
Hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 45/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh, hồ sơ yêu cầu
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuẩn bị hồ sơ mời thầu đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc hồ sơ chào thầu cạnh tranh đối với hình thức chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu đối với hình thức chỉ định thầu và phát hành cho các bên dự thầu.
2. Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí, bao gồm: tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi; cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu; tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty chi nhánh thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu; quyền tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng); tỷ lệ thu hồi chi phí; cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí); thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu dầu thô (bao gồm cả condensate) và khí thiên nhiên, các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí;
b) Yêu cầu về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai hoạt động dầu khí và văn bản về việc hình thành liên danh nhà thầu (nếu có);
c) Tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
d) Thời gian tiến hành quá trình lựa chọn nhà thầu và các chi tiết khác về thủ tục lựa chọn nhà thầu;
đ) Tài liệu, thông tin cơ bản về lô dầu khí;
e) Yêu cầu các tài liệu pháp lý của bên dự thầu: giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ hoạt động, báo cáo tài chính 03 năm gần nhất hoặc bảo lãnh của công ty mẹ của bên dự thầu là tổ chức; căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với bên dự thầu là cá nhân và các tài liệu khác có liên quan của bên dự thầu hoặc từng bên tham gia trong liên danh tham dự thầu (ngoại trừ trường hợp lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 40 Luật Dầu khí);
g) Hướng dẫn đối với bên dự thầu;
h) Mẫu hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực hoặc đề xuất áp dụng;
i) Yêu cầu về bảo đảm dự thầu (nếu cần thiết) theo mẫu, bao gồm các nội dung về hình thức, giá trị và thời hạn của bảo đảm dự thầu;
k) Đánh giá ban đầu về tiềm năng dầu khí của lô dầu khí liên quan;
l) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức đấu thầu hạn chế gồm những nội dung sau:
- Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí, bao gồm:
+ Tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi; cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu;
+ Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty chi nhánh thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu;
+ Quyền tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng);
+ Tỷ lệ thu hồi chi phí; cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí);
+ Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu dầu thô (bao gồm cả condensate) và khí thiên nhiên, các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí;
- Yêu cầu về năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai hoạt động dầu khí và văn bản về việc hình thành liên danh nhà thầu (nếu có);
- Tiêu chí lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
- Thời gian tiến hành quá trình lựa chọn nhà thầu và các chi tiết khác về thủ tục lựa chọn nhà thầu;
- Tài liệu, thông tin cơ bản về lô dầu khí;
- Yêu cầu các tài liệu pháp lý của bên dự thầu: giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ hoạt động, báo cáo tài chính 03 năm gần nhất hoặc bảo lãnh của công ty mẹ của bên dự thầu là tổ chức; căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với bên dự thầu là cá nhân và các tài liệu khác có liên quan của bên dự thầu hoặc từng bên tham gia trong liên danh tham dự thầu (ngoại trừ trường hợp lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 40 Luật Dầu khí);
- Hướng dẫn đối với bên dự thầu;
- Mẫu hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực hoặc đề xuất áp dụng;
- Yêu cầu về bảo đảm dự thầu (nếu cần thiết) theo mẫu, bao gồm các nội dung về hình thức, giá trị và thời hạn của bảo đảm dự thầu;
- Đánh giá ban đầu về tiềm năng dầu khí của lô dầu khí liên quan;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?