Quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được thực hiện như thế nào? Nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo gồm những nội dung gì?
- Quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được thực hiện như thế nào?
- Nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ tài nguyên hải đảo được lập những yêu cầu nào?
- Thời hạn Sở Tài nguyên và Môi trường giao nộp hồ sơ tài nguyên hải đảo về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong bao lâu?
Quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT, có quy định về quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo như sau:
Quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo
1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
3. Nghiệm thu nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
4. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ tài nguyên hải đảo.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được thực hiện như sau:
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
- Nghiệm thu nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo;
- Thẩm định, phê duyệt hồ sơ tài nguyên hải đảo
Quy trình lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT, có quy định về lập, phê duyệt, thực hiện và nghiệm thu nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo như sau:
Lập, phê duyệt, thực hiện và nghiệm thu nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập hồ sơ tài nguyên hải đảo, có trách nhiệm lập nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo gồm:
a) Tên nhiệm vụ;
b) Cơ sở pháp lý đề xuất nhiệm vụ;
c) Sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ;
d) Mục tiêu của nhiệm vụ;
đ) Phạm vi thực hiện (trong đó nêu rõ số lượng và tên của hải đảo cần lập hồ sơ);
e) Tổng quan hiện trạng các thông tin, dữ liệu đang có tại các bộ, ngành, địa phương về tài nguyên, môi trường của các hải đảo;
g) Các hoạt động của nhiệm vụ;
h) Sản phẩm của nhiệm vụ;
i) Khái toán kinh phí và nguồn vốn;
k) Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành;
l) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo sau khi được phê duyệt.
4. Nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo được nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì nhiệm vụ lập hồ sơ tài nguyên hải đảo gồm những nội dung sau:
- Tên nhiệm vụ;
- Cơ sở pháp lý đề xuất nhiệm vụ;
- Sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ;
- Mục tiêu của nhiệm vụ;
- Phạm vi thực hiện (trong đó nêu rõ số lượng và tên của hải đảo cần lập hồ sơ);
- Tổng quan hiện trạng các thông tin, dữ liệu đang có tại các bộ, ngành, địa phương về tài nguyên, môi trường của các hải đảo;
- Các hoạt động của nhiệm vụ;
- Sản phẩm của nhiệm vụ;
- Khái toán kinh phí và nguồn vốn;
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành;
- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Hồ sơ tài nguyên hải đảo được lập những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo như sau:
Yêu cầu lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo
1. Việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Thông tư này; bảo đảm thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng.
2. Hồ sơ tài nguyên hải đảo phải phản ánh trung thực, khách quan và khoa học các thông tin về hiện trạng và sự biến động tài nguyên, môi trường của hải đảo.
3. Hồ sơ tài nguyên hải đảo phải được cập nhật định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Hồ sơ tài nguyên hải đảo được lập và quản lý theo những yêu cầu sau:
- Việc lập hồ sơ tài nguyên hải đảo phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Thông tư này; bảo đảm thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ tài nguyên hải đảo phải phản ánh trung thực, khách quan và khoa học các thông tin về hiện trạng và sự biến động tài nguyên, môi trường của hải đảo.
- Hồ sơ tài nguyên hải đảo phải được cập nhật định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn Sở Tài nguyên và Môi trường giao nộp hồ sơ tài nguyên hải đảo về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2016/TT-BTNMT, có quy định về giao nộp hồ sơ tài nguyên hải đảo như sau:
Giao nộp hồ sơ tài nguyên hải đảo
1. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày hồ sơ tài nguyên hải đảo được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giao nộp một (01) bộ hồ sơ tài nguyên hải đảo về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bao gồm một (01) bộ hồ sơ dạng giấy và một (01) bộ hồ sơ dạng số lưu trên đĩa DVD.
2. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ tài nguyên hải đảo của các địa phương giao nộp để tổng hợp, theo dõi.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn Sở Tài nguyên và Môi trường giao nộp hồ sơ tài nguyên hải đảo về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày hồ sơ tài nguyên hải đảo được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm 01 bộ hồ sơ dạng giấy và 01 bộ hồ sơ dạng số lưu trên đĩa DVD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?