Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt được thực hiện như thế nào? Dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt về những nội dung gì?

Tôi có thắc mắc về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt được thực hiện như thế nào? Các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt được ban hành với tần suất và thời gian như thế nào? Câu hỏi của chị Thu Hà ở Đồng Nai.

Dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt là dự báo, cảnh báo về những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

Nội dung dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt
1. Mực nước lũ.
2. Cấp báo động lũ.
3. Nguy cơ ngập lụt và các thiên tai khác đi kèm.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt.

Theo quy định trên, nội dung dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt gồm:

- Mực nước lũ.

- Cấp báo động lũ.

- Nguy cơ ngập lụt và các thiên tai khác đi kèm.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt.

Cảnh báo 5

Dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt (Hình từ Internet)

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt thực hiện như thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt thực hiện như sau:

Bước 1. Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu

- Thu thập số liệu quan trắc mưa, mực nước, lưu lượng của các trạm khí tượng thủy văn trên các lưu vực sông, số liệu vận hành của các hồ thủy điện, hồ thủy lợi và số liệu khí tượng, thủy văn, hồ chứa quốc tế liên quan tới khu vực dự báo (nếu có);

- Cập nhật thường xuyên, liên tục số liệu quan trắc;

- Bản tin mưa dự báo phục vụ thủy văn.

Bước 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng

- Phân tích diễn biến lũ tối thiểu trong 12 giờ qua;

- Phân tích xác định nguyên nhân gây ngập lụt (nếu có);

- Phân tích khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.

Bước 3. Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo

- Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:

+ Phương án dựa trên cơ sở phương pháp quan hệ mưa - dòng chảy;

+ Phương án dựa trên cơ sở phương pháp quan hệ mực nước, lưu lượng trạm trên (lưu lượng xả của hồ chứa thượng lưu)- trạm dưới trên cùng triền sông hoặc cùng lưu vực;

+ Phương án dựa trên cơ sở các mô hình toán (mô hình hồi quy; mô hình thủy văn thông số tập trung; mô hình thủy văn thông số phân bố; mô hình điều tiết hồ chứa, mô hình thủy lực, ngập lụt);

+ Phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.

Bước 4. Thảo luận dự báo, cảnh báo

- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo gần nhất;

- Tổng hợp các kết quả dự báo từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

- Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn dự báo.

Bước 5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14 và khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;

- Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.

Bước 6. Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt theo quy định tại Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;

- Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bước 7. Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo

Trong trường hợp lũ diễn biến nhanh và phức tạp cần bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt ngoài các bản tin được ban hành theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Bước 8. Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo

- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia:

+ Đánh giá việc thực hiện đầy đủ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này;

+ Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 và khoản 1 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;

+ Đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt theo quy định tại Mục 2.12 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo, cảnh báo lũ (QCVN 18:2019/BTNMT) được ban hành tại Thông tư 22/2019/TT-BTNMT và Điều 6, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Thông tư 42/2017/TT-BTNMT.

Việc đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn dự báo của bản tin;

- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.

Các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt được ban hành với tần suất và thời gian như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

Tần suất và thời gian ban hành bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt
1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt với tần suất và thời gian theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg.
2. Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.

Theo quy định trên, hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt với tần suất và thời gian theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, cụ thể:

- Tin cảnh báo lũ

+ Tin cảnh báo lũ được ban hành khi phát hiện mực nước trong sông có khả năng lên mức báo động 1 hoặc đã đạt mức báo động 1 và còn tiếp tục lên hoặc xuất hiện lũ bất thường;

+ Các tin cảnh báo lũ tiếp theo được ban hành mỗi ngày 02 bản tin vào lúc 9 giờ 00 và 15 giờ 30.

- Tin lũ

+ Tin lũ trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, 02 ngày ban hành 01 bản tin vào lúc 9 giờ 00; trường hợp lũ diễn biến phức tạp, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính;

+ Tin lũ trên sông Hồng, sông Thái Bình và các sông khác, mỗi ngày ban hành 03 bản tin vào lúc: 9 giờ 00, 15 giờ 30 và 21 giờ 00; trường hợp lũ diễn biến phức tạp, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính.

- Tin lũ khẩn cấp

+ Tin lũ khẩn cấp trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, 01 ngày ban hành 01 bản tin vào 9 giờ 00; trường hợp lũ diễn biến phức tạp, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính;

+ Tin lũ khẩn cấp trên sông Hồng, sông Thái Bình và các sông khác, mỗi ngày ban hành 04 bản tin chính vào lúc: 3 giờ 30, 9 giờ 00, 15 giờ 30 và 21 giờ 00; trường hợp lũ diễn biến nhanh và phức tạp, cần ban hành bổ sung một số bản tin xen kẽ giữa các bản tin chính;

+ Thông tin về mực nước lũ trên các sông được cập nhật hàng giờ trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

- Tin cảnh báo ngập lụt

Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt lớn cho khu vực bị ảnh hưởng; tin cảnh báo ngập lụt có thể được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong tin cảnh báo lũ, tin lũ, lũ khẩn cấp.

Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.

Cảnh báo khí tượng thủy văn Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh báo khí tượng thủy văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn từ 15/02/2024 như thế nào?
Pháp luật
Gió từ cấp mấy thì xác định là gió mạnh trên biển? Gió mạnh tại vùng biển nào được dự báo, cảnh báo?
Pháp luật
Cảnh báo khí tượng thủy văn là gì? Có bao nhiêu loại bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia do cơ quan nào quản lý và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Để có thể hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thì cá nhân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Để được cấp lại giấy phép hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn tại Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Thực hiện gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Lệ phí cấp lại cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức muốn hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cần phải đáp ứng các điều kiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh báo khí tượng thủy văn
2,054 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh báo khí tượng thủy văn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào