Quy trình khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng thực hiện như thế nào? Việc khử khuẩn cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào?

Tôi có thắc mắc là quy trình khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng được thực hiện như thế nào? Việc khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Q.H tại Kiên Giang.

Quy trình khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng được thực hiện như thế nào?

Quy trình khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng được thực hiện theo quy định tại Mục IV Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

Bước 1. Thu thập và xử lý thông tin

- Thu thập thông tin từ cảng vụ, điều hành cảng, đại diện hãng tàu thuyền, chủ tàu, chủ phương tiện vận chuyển, cổng thông tin một cửa quốc gia,… về số lượng, số hiệu, chủ sở hữu hoặc điều hành:

+ Xe ô tô, tàu vận chuyển hành khách có hành khách bị bệnh hoặc nghi bị bệnh hoặc từ vùng dịch về,. từ tàu thuyền, từ cầu cảng vào nhà ga.

+ Xe cấp cứu, xe ô tô đã vận chuyển hành khách bị bệnh hoặc nghi bị bệnh từ tàu thuyền vào hoặc vận chuyển về cơ sở khám, chữa, cách ly,.

+ Xe chở những người thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, điều hành, giám sát an ninh, bộ đội biên phòng, hải quan,. mà có tiếp xúc với hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh, hành khách về từ vùng dịch,.

+ Xe chở hành lý của hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh, hành khách về từ vùng dịch,...

- Xác định các vị trí trên phương tiện vận chuyển cần thực hiện khử khuẩn, loại hóa chất sử dụng phù hợp, phương pháp khử khuẩn.

- Yêu cầu đưa các phương tiện về khu vực cách ly để thực hiện khử khuẩn ngay sau khi hoàn thành vận chuyển hành khách bị bệnh, nghi bị bệnh và hành khách từ vùng dịch về.

Bước 2. Công tác chuẩn bị:

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền liên quan (cảng vụ, chủ phương tiện vận chuyển đại diện, các đơn vị phục vụ tại cảng,...) để phối hợp đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện vận chuyển có thể bị ảnh hưởng trong quá trình khử khuẩn.

- Bố trí nhân viên xử lý y tế theo nhu cầu thực tế và yêu cầu chuyên môn.

- Trang bị phòng chống dịch, kính chắn giọt bắn, xà phòng, dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay và có ít nhất 70% nồng độ cồn cho vệ sinh trang thiết bị) và các thiết bị, dụng cụ cần thiết. Nhân viên vận hành phương tiên khi phối hợp xử lý cũng phải được mặc trang phục phòng hộ cá nhân phù hợp như nhân viên xử lý y tế.

- Trang thiết bị, hoá chất phù hợp với kỹ thuật khử khuẩn.

- Thùng, túi đựng đồ thải bỏ.

- Phương tiện vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, rác thải lây nhiễm theo quy định an toàn sinh học.

Bước 3. Khử khuẩn

- Các vị trí khử khuẩn gồm: khu vực bên ngoài phương tiện; toàn bộ khu vực trong phương tiện dành cho người điều khiển, hành khách, lưu ý những khu vực có tiếp xúc với hành khách, người bệnh như tay vịn, tay nắm cửa, cánh cửa, bệ bước, ghế ngồi, cáng nằm và các khu vực khác tùy trường hợp,...

- Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ, phạm vi ô nhiễm, khu vực xử lý có thể sử dụng dung dịch có chứa clo hoạt tính với nồng độ 0,1% hoặc hóa chất khử khuẩn theo qui định của Bộ Y tế hoặc của nhà sản xuất.

- Phun ướt bề mặt kết hợp với lau chùi.

- Không phun trực tiếp vào các trang thiết bị điện tử, phải sử dụng lau chùi bằng giẻ lau chuyên dụng cùng với hóa chất.

- Xử lý chất thải thực hiện theo quy định đối với chất thải lây nhiễm.

Bước 4. Kết thúc xử lý y tế và báo cáo

- Nhân viên xử lý cởi bỏ, thu gom đồ bảo hộ, rác vào thùng rác theo qui định.

- Sát khuẩn tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (60-80% nồng độ cồn cho việc vệ sinh tay), sát khuẩn thiết bị khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn có ít nhất 70% nồng độ cồn.

- Thông báo cho người đại diện quản lý phương tiện vận chuyển công tác xử lý y tế khử khuẩn hoàn tất, phương tiện có thể sử dụng bình thường sau thời gian lưu giữ nhất định để hóa chất có đủ thời gian khử khuẩn (ít nhất 30 phút, tùy theo loại hóa chất sử dụng ghi trên nhãn mác) và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện theo qui định.

- Báo cáo trưởng ca, trực ban cảng vụ hàng hải và lãnh đạo sau khi đã hoàn thành việc xử lý y tế.

khử khuẩn

Khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng (Hình từ Internet)

Việc khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào?

Việc khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng cần phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Mục I Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 dưới đây:

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHUNG
1. Việc thực hiện vệ sinh và khử khuẩn ở cảng cũng như tàu thuyền cần phải tuân thủ các quy định phù hợp của quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và các quy định của Bộ Y tế có liên quan.
2. Hóa chất sử dụng để khử khuẩn được thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, phù hợp với các tác nhân gây bệnh cụ thể theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoá chất; đối với loại sử dụng cho tàu thuyền được sự chấp thuận của đại diện hãng tàu thuyền hoặc nằm trong danh sách khuyến cáo của các nhà sản xuất tàu thuyền.
3. Nhân viên thực hiện khử khuẩn phải được huấn luyện thường xuyên; trang bị phòng hộ cá nhân bao gồm quần, áo, kính, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, phù hợp với khu vực thực hiện vệ sinh, khử khuẩn và phòng chống các tác nhân gây bệnh.
4. Thiết bị khử khuẩn được bảo dưỡng, bảo quản tốt, có hướng dẫn vận hành để việc sử dụng không ảnh hưởng đến cảng, phương tiện vận chuyển và tàu thuyền.
5. Việc khử khuẩn được thực hiện khi phát hiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định, theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của người đại diện tàu thuyền.

Như vậy, việc khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng cần phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định cụ thể trên.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật có trách nhiệm gì trong khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng?

Theo tiểu mục 3 Mục VI Quyết định 5787/QĐ-BYT năm 2021 quy định:

TỔ CHỨC THựC HIỆN
...
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/ Trung tâm Kiểm dịch Y tế biên giới làm đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại cảng, cảng vụ, hãng tàu thuyền, các đơn vị hoạt động tại cảng về các hoạt động khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực cảng; triển khai các hoạt động kỹ thuật trong việc khử khuẩn khu vực cảng, tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận vệ sinh tàu thuyền theo quy định.
...

Như vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/ Trung tâm Kiểm dịch Y tế biên giới làm đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại cảng, cảng vụ, hãng tàu thuyền, các đơn vị hoạt động tại cảng về các hoạt động khử khuẩn khu vực cảng và tàu thuyền trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khu vực cảng;

Đồng thời, triển khai các hoạt động kỹ thuật trong việc khử khuẩn khu vực cảng, tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận vệ sinh tàu thuyền theo quy định.

Quy trình khử khuẩn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình khử khuẩn tàu thuyền ra, vào và neo đậu tại cảng thực hiện như thế nào? Chủ tàu có trách nhiệm gì trong khử khuẩn tàu thuyền?
Pháp luật
Quy trình khử khuẩn phương tiện vận chuyển trong cảng thực hiện như thế nào? Việc khử khuẩn cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Quy trình khử khuẩn nhà ga, nhà điều hành tại cảng đường biển, đường sông thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy trình khử khuẩn
729 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy trình khử khuẩn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào