Quỹ Tích lũy trả nợ được gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng nào trong nước? Nội dung đối chiếu số liệu của Quỹ Tích lũy trả nợ bao gồm những gì?
Quỹ Tích lũy trả nợ được gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng nào trong nước?
Quỹ Tích lũy trả nợ được gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng nào trong nước? (Hình từ Internet)
Theo Điều 15 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước
1. Quỹ thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ tại các ngân hàng thương mại trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong danh mục xếp hạng các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp (nếu có) hoặc được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm.
2. Việc gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ phải đảm bảo an toàn, thanh khoản và hiệu quả.
3. Khoản sinh lời của Quỹ từ việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi do cơ cấu lại nợ được hạch toán riêng và được dùng để bổ sung nguồn vốn cho Quỹ.
Theo đó, Quỹ Tích lũy trả nợ được thực hiện gửi tiền có kỳ hạn của Quỹ tại các ngân hàng thương mại trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong danh mục xếp hạng các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp (nếu có) hoặc được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm.
Chế độ báo cáo của Quỹ Tích lũy trả nợ được quy định ra sao?
Theo Điều 20 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Hàng năm, hoặc theo yêu cầu, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ trong báo cáo chung về nợ công theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý nợ công/
2. Hàng năm, Quỹ lập báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của Quỹ. Thời gian lập và phê duyệt báo cáo chậm nhất trước 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
3. Hàng quý, trước ngày 10 của tháng đầu quý sau, Quỹ lập báo cáo về tình hình thu, chi trong quý trước, số dư của Quỹ và số lũy kế từ đầu năm.
4. Các cơ quan cho vay lại báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm về các khoản thu hồi vốn cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, rủi ro cho vay lại và hoàn trả Quỹ theo từng dự án cho vay lại gửi cho Bộ Tài chính. Thời hạn báo cáo là ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo quý; và trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo tình hình các dự án Quỹ Tích lũy trả nợ phải ứng trả thay; tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
Theo đó, chế độ báo cáo của Quỹ Tích lũy trả nợ được quy định như sau:
- Hàng năm, hoặc theo yêu cầu, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ trong báo cáo chung về nợ công theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể như sau:
- Quỹ Tích lũy trả nợ lập báo cáo trong 02 trường hợp sau:
+ Hàng năm, Quỹ lập báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của Quỹ.
Thời gian lập và phê duyệt báo cáo chậm nhất trước 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
+ Hàng quý, trước ngày 10 của tháng đầu quý sau, Quỹ lập báo cáo về tình hình thu, chi trong quý trước, số dư của Quỹ và số lũy kế từ đầu năm.
Lưu ý:
- Các cơ quan cho vay lại báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm về các khoản thu hồi vốn cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, rủi ro cho vay lại và hoàn trả Quỹ theo từng dự án cho vay lại gửi cho Bộ Tài chính.
Thời hạn báo cáo là ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo quý; và trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
+ Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo tình hình các dự án Quỹ Tích lũy trả nợ phải ứng trả thay; tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
Nội dung đối chiếu số liệu của Quỹ Tích lũy trả nợ bao gồm những gì?
Theo Điều 21 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối chiếu số liệu
Quỹ chịu trách nhiệm đối chiếu số liệu định kỳ hàng năm với các cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm:
1. Đối chiếu với các cơ quan cho vay lại và các dự án nhận vay lại trực tiếp về các khoản thu hồi nợ cho vay lại.
2. Đối chiếu với các dự án vay được Chính phủ bảo lãnh về dư nợ được bảo lãnh và phí bảo lãnh phải nộp, đã nộp.
3. Đối chiếu với ngân sách nhà nước về số tiền ngân sách nhà nước đã ứng trả cho các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ, số tiền Quỹ đã hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
4. Đối chiếu với các đơn vị được Quỹ ứng vốn hoặc cho vay theo quy định tại Nghị định này.
5. Đối chiếu với các tổ chức tài chính tín dụng cung cấp dịch vụ tiền gửi hoặc nhận ủy thác quản lý tài sản cho Quỹ.
Theo đó, nội dung đối chiếu số liệu định kỳ hàng năm với các cơ quan, tổ chức có liên quan của Quỹ Tích lũy trả nợ bao gồm:
+ Đối chiếu với các cơ quan cho vay lại và các dự án nhận vay lại trực tiếp về các khoản thu hồi nợ cho vay lại.
+ Đối chiếu với các dự án vay được Chính phủ bảo lãnh về dư nợ được bảo lãnh và phí bảo lãnh phải nộp, đã nộp.
+ Đối chiếu với ngân sách nhà nước về số tiền ngân sách nhà nước đã ứng trả cho các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ, số tiền Quỹ đã hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
+ Đối chiếu với các đơn vị được Quỹ ứng vốn hoặc cho vay theo quy định tại Nghị định này.
+ Đối chiếu với các tổ chức tài chính tín dụng cung cấp dịch vụ tiền gửi hoặc nhận ủy thác quản lý tài sản cho Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?