Quỹ hoạt động của Hội chữ thập đỏ có được dùng để bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam hay không?

Tôi muốn hỏi quỹ hoạt động của Hội chữ thập đỏ có được dùng để bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam hay không? Tôi vừa mới gia nhập Hội chữ thập đỏ ở địa phương, nên cũng chưa nắm rõ được cách thức hoạt động của Hội này. Tôi muốn biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chính sách đối với cá nhân, tổ chức tham gia hội chữ thập đỏ?

Quỹ hoạt động của Hội chữ thập đỏ có được dùng để bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam hay không?

Quỹ hoạt động Hội chữ thập đỏ

Quỹ hoạt động của Hội chữ thập đỏ có được dùng để bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, quỹ hoạt động chữ thập đỏ được quy định như sau:

"Điều 5. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ
1. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ bao gồm:
a) Quỹ cứu trợ khẩn cấp chữ thập đỏ;
b) Quỹ trợ giúp nhân đạo chữ thập đỏ;
c) Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam;
d) Các quỹ thành phần chữ thập đỏ khác.
2. Quỹ hoạt động chữ thập đỏ được thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện."

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy quỹ hoạt động chữ thập đỏ của Hội chữ thập đỏ bao gồm cả quỹ nhằm mục đích bảo trợ cho các nạn nhân chất độc da cam trong hạn mức cụ thể của quỹ.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, việc tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở một địa phương phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn nhu cầu và cách thức tổ chức hoạt động chữ thập đỏ; khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn thủ tục, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện.

- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là đầu mối tiếp nhận và phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án quốc tế, tài trợ quốc tế và các hoạt động quốc tế khác liên quan đến hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối tiếp nhận và phối hợp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ do tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Người tham gia hoạt động chữ thập đỏ cần tuân theo những chính sách gì?

Chính sách đối với người tham gia hoạt động chữ thập đỏ được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 03/2011/NĐ-CP gồm những nội dung sau:

- Người tham gia hoạt động chữ thập đỏ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe thì được hỗ trợ:

+ Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; nếu thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

- Người đang trực tiếp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, nếu bị thiệt hại về tính mạng thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh, nếu bị thương làm giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 21% thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nguồn kinh phí, quy trình, thủ tục và hồ sơ hưởng chế độ khi người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe:

+ Chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút:

++ Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ có tham gia bảo hiểm y tế: được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

++ Trường hợp người đang trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ không tham gia bảo hiểm y tế: ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế. Nguồn kinh phí thực hiện theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.

+ Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ, mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về Hội chữ thập đỏ thông qua các quy định về chính sách đối với người tham gia cũng như nguồn quỹ hoạt động chữ thập đỏ. Trong đó, quỹ hoạt động chữ thập đỏ bao gồm cả quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, nhằm huy động những nguồn viện trợ để hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những người này.

Hoạt động chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ là gì? Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ về những nội dung gì?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được lấy từ kinh phí hoạt động của nhà trường hay của Hội Chữ thập đỏ?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ thì thanh thiếu niên sẽ có được quyền hạn gì? Cán bộ, giáo viên có nhiệm vụ nào trong hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Cơ quan nào phải báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?
Pháp luật
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Biểu tượng chữ thập đỏ có nền màu gì? Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp được quy định thế nào?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ để thực hiện các chức năng trên thực tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chữ thập đỏ
5,029 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chữ thập đỏ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào