Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước gồm các nội dung chính nào? 4 hoạt động điều tra cơ bản?
Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước gồm các nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định:3
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
...
4. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Việc lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chiến lược tài nguyên nước quốc gia và quy hoạch tài nguyên nước;
b) Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây: đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều này và thứ tự ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch; mạng quan trắc tài nguyên nước; giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; tích hợp danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất;
c) Thời kỳ quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn là 30 năm;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
(1) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
(2) Xác định các yêu cầu về thông tin, số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;
(3) Xác định các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều này và thứ tự ưu tiên thực hiện trong thời kỳ quy hoạch;
(4) Mạng quan trắc tài nguyên nước
(5) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; tích hợp danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất.
Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước gồm các nội dung chính nào? (Hình từ internet)
4 hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về 4 hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động sau:
(1) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
(2) Kiểm kê tài nguyên nước;
(3) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
(4) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát, cảnh báo, dự báo nguồn nước; xây dựng, vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định;
(5) Đo đạc mặt cắt sông, suối; đánh giá diễn biến sạt lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, khảo sát phục vụ lập kế hoạch bảo vệ nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
(6) Xây dựng kịch bản nguồn nước; báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ có liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025) để tổng hợp.
6 Chính sách của nhà nước về tài nguyên nước hiện nay?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về 6 Chính sách của nhà nước về tài nguyên nước hiện nay như sau:
(1) Hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước.
(2) Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.
(3) Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước, Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra.
(4) Khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; bảo vệ, phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy; tích trữ nước và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
(5) Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn nước; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
(6) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về tài nguyên nước.






.jpg)



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức kỷ luật áp dụng với sinh viên hệ chính quy là gì? Nội dung vi phạm được áp dụng với từng hình thức?
- Ngày 8 tháng 5 là ngày gì? Ngày 8 tháng 5 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 8 5 2025 là ngày thứ mấy?
- Trẻ sinh ra bao lâu thì phải đăng ký thường trú? Đăng ký thường trú muộn cho trẻ có bị phạt không?
- Giữa Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán thì cơ quan nào là cơ quan đại diện cao nhất của Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận?
- Bộ câu hỏi có đáp án về chiến dịch Điện Biên Phủ? Hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ?