Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì? Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia như thế nào?

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì? Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia như thế nào? Các nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì? - Câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Ninh Thuận

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
...
4. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai.
...

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai.

Bên cạnh đó, Điều 14 Luật Quy hoạch 2017 quy định về thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch như sau:

Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.

Theo đó, Chính phủ tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì?

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì? (Hình từ Internet)

Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia như thế nào?

Căn cứ vào Điều 16 Luật Quy hoạch 2017 quy định về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:

Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt;

Bước 2: Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

Bước 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;

Bước 4: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;

Bước 5: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;

Bước 6: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 Luật Quy hoạch 2017;

Bước 7: Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

Bước 8: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.

Các nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là gì?

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:

Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường;
b) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực; tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất; thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn;
c) Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất;
d) Phân tích đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, gồm hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất, biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
đ) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước trên cơ sở các chỉ tiêu quy hoạch;
e) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp và tiềm năng của nhóm đất chưa sử dụng.
2. Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất:
a) Biến động sử dụng đất nông nghiệp;
b) Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp;
c) Biến động đất chưa sử dụng.
3. Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch:
a) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia;
b) Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
5. Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Xác định và khoanh định cụ thể diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia, bao gồm:
a) Đất trồng lúa (trong đó có đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt); đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất (trong đó có đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên);
b) Đất khu công nghiệp; đất khu kinh tế; đất khu công nghệ cao; đất đô thị; đất quốc phòng; đất an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải;
c) Đất chưa sử dụng, gồm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch và đất chưa sử dụng còn lại.
7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vùng.
8. Đánh giá tác động của phương án phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Xác định các nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia quy định tại mục III Phụ lục I của Nghị định này.

Như vậy, các nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm:

- Phân tích đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực;

- Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất;

- Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch;

- Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;

- Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Xác định và khoanh định cụ thể diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vùng;

- Đánh giá tác động của phương án phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;

- Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Quy hoạch sử dụng đất Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là quy hoạch cấp quốc gia?
Pháp luật
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất của quy hoạch?
Pháp luật
Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ bao nhiêu năm? Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
Pháp luật
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm bao nhiêu cấp? Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất sẽ là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất theo quy định đúng không?
Pháp luật
Đất rừng sản xuất nào nằm trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh? Ai được giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất an ninh là bao nhiêu năm? Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất an ninh?
Pháp luật
Có lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh không? Cơ quan nào lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh?
Pháp luật
Việc đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm nội dung gì? Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện?
Pháp luật
Mẫu Đơn xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch sử dụng đất mới nhất? Ai có quyền quyết định quy hoạch sử dụng đất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch sử dụng đất
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,484 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy hoạch sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào