Quy định về ưu đãi đầu tư và bảo đảm đầu tư dành cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án PPP theo quy định hiện hành?
Ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư dự án PPP được quy định như thế nào?
Ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư dự án PPP được quy định từ Điều 79 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, như sau:
“Điều 79. Ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dự án ppp
Bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư dự án PPP được thực hiện như thế nào?
Bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư dự án PPP được quy định từ Điều 80 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, như sau:
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
- Bảo đảm về quyền tiếp cận đất, quyền, sử dụng đất và tài sản công khác được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp dự án PPP được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép sử dụng tài sản công khác để thực hiện hợp đồng dự án PPP theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Mục đích sử dụng đất của dự án được bảo đảm không thay đổi trong toàn bộ thời hạn thực hiện hợp đồng, kể cả trường hợp bên cho vay thực hiện quyền theo quy định tại Điều 53 của Luật này.
- Bảo đảm cung cấp dịch vụ công được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp dự án PPP được sử dụng công trình công cộng và công trình phụ trợ khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp có sự khan hiếm về dịch vụ công hoặc có sự hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công cộng, doanh nghiệp dự án PPP được ưu tiên cung cấp dịch vụ công hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng công trình công cộng để thực hiện dự án;
+ Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp dự án PPP thực hiện thủ tục cần thiết để được ưu tiên sử dụng dịch vụ công và công trình công cộng.
- Bảo đảm quyền thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp dự án PPP được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho bên cho vay theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Thời gian thế chấp không vượt quá thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tại hợp đồng;
+ Thỏa thuận thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng phải được lập thành văn bản ký kết giữa bên cho vay và các bên ký kết hợp đồng;
+ Việc thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng không được ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng.
- Cơ quan ký kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi triển khai thực hiện dự án PPP bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn về con người, tài sản của doanh nghiệp dự án PPP, nhà thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án PPP.
Bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án PPP quan trọng được quy định như thế nào?
Bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án PPP quan trọng được quy định từ Điều 81 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, như sau:
“Điều 81. Bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án PPP quan trọng
1. Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.
2. Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án quy định tại khoản 1 Điều này đã thực hiện quyền mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối nhưng thị trường không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp dự án PPP thì được bảo đảm cân đối ngoại tệ không quá 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam sau khi trừ số chi tiêu bằng đồng Việt Nam.”
Theo đó, Chính phủ quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án đã thực hiện quyền mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối nhưng thị trường không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp dự án PPP thì được bảo đảm cân đối ngoại tệ không quá 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam sau khi trừ số chi tiêu bằng đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?