Khái quát về các loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam

Hiện tại tôi muốn mua bảo hiểm cho gia đình. Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm và từng loại hợp đồng bảo hiểm có những đặc trưng gì? Mong được hỗ trợ.

Khái quát về các loại hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trước đây, khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

...

Có những loại hợp đồng bảo hiểm nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) thì có những loại hợp đồng bảo hiểm như sau:

+ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

+ Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

+ Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại.

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Trước đây, quy định các loại hợp đồng bảo hiểm tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Hợp đồng bảo hiểm

...

2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

a) Hợp đồng bảo hiểm con người;

b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.

...

Hợp đồng bảo hiểm con người quy định thế nào?

Theo Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:

+ Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.

+ Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.

Trước đây, quy định đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người được tại khoản 1 Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.

...

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) thì bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau:

+ Bản thân bên mua bảo hiểm.

+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm.

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.

+ Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.

+ Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Trước đây, quy định bên mua bảo hiểm tại khoản 2 Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

...

2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm

Các loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật

Hợp đồng bảo hiểm tài sản quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại là bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.

Trước đây, quy định đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản được quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Căn cứ Điều 51 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về căn cứ bồi thường như sau:

Căn cứ bồi thường
1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Trước đây, quy định về căn cứ bồi thường tại Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Căn cứ bồi thường

1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo Điều 57 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm như sau:

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Trước đây, quy định đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tại Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 58 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trước đây, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.

2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải quy định ra sao?

- Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối tượng hợp đồng bảo hiểm hàng hải được quy định tại Điều 304 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 là bất kỳ quyền lợi vật chất nào có thể quy ra bằng tiền liên quan đến hoạt động hàng hải, bao gồm:

+ Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

+ Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

+ Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.

Hợp đồng bảo hiểm Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng bảo hiểm không lập thành văn bản có được không?
Pháp luật
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm được hiểu như thế nào? Có các loại hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
Pháp luật
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sẽ có quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu trong trường hợp không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng không?
Pháp luật
Nguyên tắc thế quyền có áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe không?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng không? Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào trong hợp đồng bảo hiểm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm? Hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm
2,684 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào