Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Mức hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
[...]
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
[...]”
Như vậy, đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện muốn hưởng lương hưu phải đáp ứng:
- Tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định mức hưởng lương hưu hằng tháng như sau:
- Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Như vậy, đối với trường hợp của bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 2/1999 đến nay, tức là được 23 năm tính đến tháng 2/2022. Thì mức hưởng bảo hiểm xã hội của bạn hiện nay là 61% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với nữ và 51% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với nam.
Mức lương hưu tối đa mà bạn nhận được là 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Theo Điều 6 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, quy định về thời điểm hưởng lương hưu như sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Tức là kể từ tháng mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu thì từ tháng liền kề sau đó là thời điểm hưởng lương hưu. Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?