Quy định về mức độ của phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu cần đảm bảo những thông tin gì? Người ghi phiếu tín nhiệm có bắt buộc phải ký tên vào phiếu tín nhiệm hay không?
Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và các chức danh cán bộ khác ở địa phương quy định những ai?
Quy định về mức độ của phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu cần đảm bảo những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4, Điều 5.3 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy
- Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư là: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đại biểu Quốc hội (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).
- Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp là: Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cùng cấp và đại biểu hội đồng nhân dân (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).
...
5.3- Các chức danh cán bộ khác ở địa phương
1- Đối với phó chủ tịch hội đồng nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (không là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy), ủy viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (theo quy định của Quốc hội).
- Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
2- Đối với giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương thuộc tỉnh, thành phố
- Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội).
- Giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương; ủy viên cấp ủy đảng (đảng ủy viên hoặc chi ủy viên) của sở, ban, ngành; cấp trưởng các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành; trưởng các đoàn thể ở cơ quan sở, ban, ngành.
3- Đối với bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ủy viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố
Thành phần lấy phiếu tín nhiệm tương tự như quy định đối với cấp tỉnh."
Theo đó, đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy bao gồm những đối tượng tại Điều 4 nêu trên và đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ khác ở địa phương được quy định tại Điều 5.3 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014.
Quy định về mức độ của phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu cần đảm bảo những thông tin gì?
Theo Mục 7.2 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm như sau:
"7.2- Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm
- Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Phiếu không hợp lệ là phiếu có một trong các trường hợp sau: Phiếu không do Ban Kiểm phiếu phát ra; phiếu có gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu có ghi thêm tên người hoặc các thông tin khác vào phiếu; phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô tương ứng với tên của một người được lấy phiếu tín nhiệm."
Như vậy, phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm thì căn cứ vào các tiêu chí như sau, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Người ghi phiếu tín nhiệm có bắt buộc phải ký tên vào phiếu tín nhiệm hay không?
Theo Điều 8.4 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về trách nhiệm đối với người ghi phiếu tín nhiệm như sau:
"8.4- Trách nhiệm của người ghi phiếu
- Tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm để ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh cán bộ theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
- Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.
- Khi có vấn đề cần làm rõ, người ghi phiếu có thể đặt yêu cầu đối với người được lấy phiếu bằng văn bản (chậm nhất là 15 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm)."
Có thể thấy rằng người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm. Do đó, không bắt buộc người ghi phiếu tín nhiệm phải ký vào phiếu tín nhiệm.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?