Quy định về đồng phục phục đối với học sinh các cấp đầu năm học mới? Nhà trường có thể tự quyết định về mẫu đồng phục dành cho học sinh không?
Học sinh các cấp phải mặc đồng phục như thế nào để đảm bảo tác phong?
Tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục như sau:
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Theo quy định trên, học sinh các cấp tại 63 tỉnh thành sau khi tựu trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi mặc đồng phục để đảm bảo tác phong:
(1) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
(2) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
(3) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Lưu ý: Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
Quy định về đồng phục phục đối với học sinh các cấp đầu năm học mới? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đồng phục đối với học sinh các cấp tại 63 tỉnh thành hiện nay ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT thì đồng phục dành cho học sinh các cấp tại 63 tỉnh thành bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Phụ huynh học sinh khi chuẩn bị đồng phục cho con em cần đảm bảo yêu cầu tại Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT như sau:
* Đối với đồng phục mùa hè:
(1) Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
(2) Giày hoặc dép có quai hậu.
(3) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
* Đối với đồng phục mùa đông
(1) Áo khoác.
(2) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
(3) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
Lưu ý: Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Nhà trường có thể tự quyết định về mẫu đồng phục dành cho học sinh không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Theo quy định thì tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền và điều kiện của nhà trường cùng với sự đồng thuận từ phụ huynh học sinh, Hiệu trưởng sẽ quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
Nếu nhà trường cần có sự thay đổi về mẫu đồng phục thì cần phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Như vậy, nhà trường không thể tự quyết định về mẫu đồng phục dành cho học sinh được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?