Quy định thời gian hoạt động quán Karaoke và xử phạt đối với trường hợp hoạt động quá thời gian quy định như thế nào?
Kinh doanh quán karaoke được mở hoạt động trong khoảng thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh quán karaoke như sau:
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Như vậy đối với quán karaoke thì không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
Quy định Thời gian hoạt động quán Karaoke và xử phạt đối với trường hợp hoạt động quá thời gian quy định như thế nào?
Kinh doanh quán karaoke quá 12 giờ đêm thì bị xử phạt như thế nào?
Kinh doanh quán karaoke quá 12 giờ đêm thì chủ quán sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Như vậy việc các cơ sở kinh doanh quán karaoke vẫn hoạt động sau 24 giờ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP là buộc nộp lại số lợi bất chính thu được do thực hiện hành vi kinh quán karaoke quá giờ quy định như đã nêu phía trên.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm giống với cá nhân thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Kinh doanh quán karaoke, hát karaoke tại nhà gây ồn đến người khác vào ban đêm có bị xử phạt hay không?
Việc quán quán karaoke hay việc hát karaoke tại nhà mà gây ồn, phiền nhiễu ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của người khác vào ban đêm cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy khi các quán karaoke và hàng xóm mở karaoke hát vào ban đêm mà trong khoảng thời gian sau 22 giờ nếu gây ồn ào, huyên náo gây ảnh hưởng đến những cư dân xung quanh thì có thể bị phạt tiền từ 5 trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng và thực hiện hình phạt bổ sung theo quy định trên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?