Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
- Quy định chung về các khoản chi đối với tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức gì?
- Mức chi thù lao tối đa đối với giảng viên trong nước được mời về trường tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức là bao nhiêu?
- Giảng viên trong nước có được nhận phụ cấp tiền ăn khi mời về trường tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức?
Quy định chung về các khoản chi đối với tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BTC quy định về chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức trong nước:
* Các nội dung chi do các cơ sở bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng thực hiện:
- Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng mới hoặc chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng: Do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao hàng năm
- Chi thù lao giảng viên, trợ giảng; phụ cấp tiền ăn giảng viên, trợ giảng; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên, trợ giảng
- Chi tài liệu học tập bắt buộc theo nội dung chương trình khoá học cho học viên (không kể tài liệu tham khảo)
- Chi hỗ trợ cho các đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ.
Theo đó giảng viên trong nước sẽ được chi thù lao giảng viên, trợ giảng; phụ cấp tiền ăn giảng viên, trợ giảng; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên, trợ giảng.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Mức chi thù lao tối đa đối với giảng viên trong nước được mời về trường tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức chi thù lao tối đa đối với giảng viên trong nước được mời về trường tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC quy định về mức chi đào tạo đối với giảng viên nước ngoài cụ thể như sau:
"Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức:
...
2. Mức chi bồi dưỡng CBCC trong nước:
Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau:
a) Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên:
Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học);
Đối với giảng viên nước ngoài: Tuỳ theo mức độ cần thiết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định việc mời giảng viên nước ngoài. Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định trên cơ sở thoả thuận tuỳ theo chất lượng giảng viên và bảo đảm phù hợp với khả năng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị.
Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định.
..."
Theo đó, tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng cán bộ công chức quyết định mức chi thù lao cho giảng viên (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên trong phạm vi dự toán được giao.
Mức chi thù lao tối đa cho giảng viên trong nước là 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học).
Giảng viên trong nước có được nhận phụ cấp tiền ăn khi mời về trường tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ công chức?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC, về mức phụ cấp tiền ăn cho giảng viên trong nước thì tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức lớp học, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL
- Thông tư 46/2017/TT-BTTTT
- Thông tư 07/2022/TT-BTTTT
- Thông tư 08/2022/TT-BTTTT
- Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL
- Thông tư 03/2022/TT-BYT
- Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL
- Thông tư 29/2022/TT-BTC
- Thông tư 2/2021/TT-BNV
- Thông tư 06/2021/TT-BTP
- Thông tư 02/2022/TT-BCT
- Điều 2 Luật Viên chức 2010
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?