Có bắt buộc phải mua bảo hiểm xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng không? Chi phí và thời hạn của các loại bảo hiểm xây dựng được quy định như thế nào?
- Gồm có mấy loại hình bảo hiểm xây dựng theo quy định của pháp luật?
- Có bắt buộc phải mua bảo hiểm xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng không?
- Chi phí để mua bảo hiểm xây dựng bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng ra sao?
- Thời hạn của bảo hiểm xây dựng được quy định như thế nào?
Gồm có mấy loại hình bảo hiểm xây dựng theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 thì bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:
- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
- Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
- Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
Có bắt buộc phải mua bảo hiểm xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng không?
Việc mua bảo hiểm xây dựng là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:
- Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
- Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
- Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba (Điểm này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).
Có bắt buộc mua bảo hiểm cho dự án hay không?
Chi phí để mua bảo hiểm xây dựng bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng ra sao?
Khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về các chi phí mua bảo hiểm xây dựng bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể:
- Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:
+ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
+ Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm với trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định của pháp luật. Chi phí mua bảo hiểm phát sinh thêm (nếu có) thực hiện theo quy định trên.
Thời hạn của bảo hiểm xây dựng được quy định như thế nào?
Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được quy định tại Điều 13 Thông tư 329/2016/TT-BTC, cụ thể:
- Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm thì: thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
- Đối với công trình xây dựng quy định tại Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm thì: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Tuy nhiên, quy định trên đã được thay thế bởi Điều 9 Thông tư 50/2022/TT-BTC, cụ thể như sau:
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)). Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này: Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường
Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Điều 28 Thông tư 329/2016/TT-BTC như sau:
- Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
- Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Tuy nhiên, quy định trên đã được thay thế bởi Điều 23 Thông tư 50/2022/TT-BTC, cụ thể thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp không đúng quy định thuộc về ai?
- Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đầy đủ, chi tiết?
- Huân chương sao vàng mới nhất 2025? Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu giấy phép xây dựng có thời hạn sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ là mẫu nào? Tải về?