Quy chuẩn kỹ thuật là gì? Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm mấy loại?
Quy chuẩn kỹ thuật là gì?
Quy chuẩn kỹ thuật theo khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 cụ thể:
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm mấy loại?
Hệ thống và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật theo Điều 8 Nghị định 127/2007/NĐ-CP cụ thể:
Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
1. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCVN;
b) Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
2. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP;
b) Chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
3. Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cấp số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm 2 loại:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
Quy chuẩn kỹ thuật (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như thế nào?
Trình tự, thủ tục ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo khoản 1 Điều 32 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 cụ thể:
Trình tự, thủ tục ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
Bước 1: Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 27 của Luật này tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;
Bước 2: Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo.
Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Bước 3: Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
Bước 4: Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều 33 Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 cụ thể:
Nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1. Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan;
2. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
3. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Bước 5: Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?