Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là gì? Tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là gì?
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (Hình từ Internet)
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam được giải thích theo Điều 1 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/08/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4. Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Trước đây, theo Điều 1 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ 28/08/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và quy định của pháp luật.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4. Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
Tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam quy định ở Điều 3 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/08/2023) như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
Hội đồng quản lý Quỹ có 09 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định.
- Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Lâm nghiệp.
- Các Ủy viên Hội đồng:
+ Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Cục Kiểm lâm;
+ Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
- Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ.
Ban Kiểm soát Quỹ
Ban Kiểm soát Quỹ có 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các Kiểm soát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
- Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ: là Lãnh đạo Thanh tra Bộ.
- Các Kiểm soát viên: là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm.
- Ban Kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát Quỹ thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Ban Điều hành Quỹ
Ban Điều hành Quỹ đặt tại Cục Lâm nghiệp, gồm có Giám đốc Quỹ, các Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn.
- Giám đốc Quỹ, Phó Giám đốc Quỹ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật.
- Giám đốc Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc và các quy chế nội bộ của Ban Điều hành Quỹ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn thuộc Ban Điều hành Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Ban Điều hành Quỹ theo quy định.
- Các phòng chuyên môn, gồm:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Nghiệp vụ;
+ Phòng Kiểm tra Giám sát.
Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật.
- Viên chức và hợp đồng lao động làm việc tại Ban Điều hành Quỹ theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ, hoặc có sự điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ trưởng xem xét, quyết định điều chỉnh Tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý và điều hành Quỹ theo quy định của pháp luật.
Trước đây, theo Điều 3 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ 28/08/2023) quy định tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam bao gồm:
(1) Hội đồng quản lý Quỹ:
Hội đồng quản lý Quỹ có 07 thành viên, gồm: Chủ tịch và các Ủy viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định.
- Chủ tịch Hội đồng là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế và Thanh tra Bộ.
+ Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
- Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phân công và theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ.
(2) Ban Kiểm soát Quỹ:
- Ban Kiểm soát Quỹ có không quá 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát và các Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
- Trưởng Ban Kiểm soát là 01 lãnh đạo Thanh tra Bộ.
- Ban kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ.
(3) Ban Điều hành Quỹ:
- Ban Điều hành Quỹ đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, gồm có Giám đốc Quỹ, không quá 02 Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn.
- Giám đốc, Phó Giám đốc Quỹ do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ và quy định của pháp luật.
- Phòng chuyên môn:
+ Phòng Tổng hợp.
+ Phòng Nghiệp vụ.
+ Phòng Kiểm tra Giám sát.
Phòng có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm sau khi có ý kiến chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ở Điều 2 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 28/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
3. Tiếp nhận và chi trả tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác khi được giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
7. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
8. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
...
Như vậy, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Trước đây, theo Điều 2 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ 28/08/2023) quy định Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
- Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế.
- Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ:
+ Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ.
+ Thực hiện hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ theo quy định.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo quy định.
- Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại trung ương và địa phương.
- Trình cấp có thẩm quyền đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về các nội dung liên quan đến hoạt động của Quỹ theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn quản lý Quỹ.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, số lượng viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?