Quỹ bảo lãnh tín dụng ưu tiên cấp bảo lãnh tín dụng đối với những doanh nghiệp nào? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa là bao nhiêu?
Quỹ bảo lãnh tín dụng ưu tiên cấp bảo lãnh tín dụng đối với những doanh nghiệp nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được cấp bảo lãnh tín dụng
1. Đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
…
Dẫn chiếu theo Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP) quy định những tiêu chí để xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:
(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có 03 loại hình: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
+ Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
+ Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
(2) Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xác định theo lĩnh vực bao gồm:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và những tiêu chí khác (số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, tổng nguồn vốn và tổng doanh thu) của doanh nghiệp để xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện được Quỹ bảo lãnh tín dụng ưu tiên cấp bảo lãnh tín dụng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào được ưu tiên cấp bảo lãnh tín dụng?
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được cấp bảo lãnh tín dụng
…..
2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:
a) Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ;
b) Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.
3. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ được Quỹ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau đây sẽ được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng:
+ Các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ;
+ Các lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.
Lưu ý: Các lĩnh vực trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ.
Như vậy, theo trong từng thời kỳ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, từ đó để xác định được các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc Danh mục có được Quỹ bảo lãnh tín dụng ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng.
Mức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa là bao nhiêu?
Theo Điều 17 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay. Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.
….
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay.
Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?