Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
- Khi nào Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chuyển tiền trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay cho tổ chức cho vay?
Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
Theo Điều 32 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bên bảo lãnh được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp sau:
1. Bên nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ đối với bên được bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
2. Bên nhận bảo lãnh vi phạm quy định của pháp luật về quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng trong quá trình cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh, không thực hiện kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không kịp thời dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
3. Các trường hợp khác do bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh đã ký kết.
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp sau:
(1) Tổ chức cho vay (bên nhận bảo lãnh) chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (bên được bảo lãnh) theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Khi đến hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký, tổ chức cho vay phải xác định rõ nguyên nhân không trả được nợ và có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
(2) Tổ chức cho vay vi phạm quy định của pháp luật về quy chế cho vay của tổ chức cho vay đối với khách hàng trong quá trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thực hiện kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không kịp thời dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
(3) Các trường hợp khác do Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức cho vay và doanh nghiệp nhỏ và vừa thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh đã ký kết.
Quỹ bảo lãnh tín dụng (Hình từ Internet)
Khi nào Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chuyển tiền trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Theo Điều 33 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
1. Sau khi gửi văn bản thông báo chấp thuận trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, bên bảo lãnh sẽ thực hiện chuyển tiền cho bên nhận bảo lãnh theo thời gian tại văn bản chấp thuận trả nợ thay. Căn cứ tình hình tài chính, bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc chuyển toàn bộ số tiền bảo lãnh một lần hoặc chuyển nhiều lần.
2. Số tiền trả nợ thay bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
3. Trước khi thực hiện chuyển tiền trả nợ thay, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh phải hoàn thành thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng
…
2. Trường hợp sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nợ tại khoản 1 Điều này mà bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ, bên nhận bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo lãnh về tình hình không trả được nợ của bên được bảo lãnh và đề nghị bên bảo lãnh trả nợ thay theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh mà các bên đã ký kết, kèm theo các hồ sơ có liên quan chứng minh việc đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ và hồ sơ liên quan đến khoản bảo lãnh do các bên thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh.
3. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị trả nợ thay của bên nhận bảo lãnh.
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chuyển tiền trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các tổ chức cho vay như sau:
(1) Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nợ mà doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không trả được nợ, các tổ chức cho vay phải thông báo bằng văn bản cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về tình hình không trả được nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời đề nghị Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh mà các bên đã ký kết, kèm theo các hồ sơ có liên quan chứng minh việc đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà bên được bảo lãnh vẫn không trả được nợ và hồ sơ liên quan đến khoản bảo lãnh do các bên thỏa thuận tại Hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh.
(2) Sau khi gửi văn bản thông báo chấp thuận trả nợ thay cho các tổ chức cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện chuyển tiền cho các tổ chức cho vay theo thời gian tại văn bản chấp thuận trả nợ thay.
Căn cứ tình hình tài chính, Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể thỏa thuận với các tổ chức cho vay về việc chuyển toàn bộ số tiền bảo lãnh một lần hoặc chuyển nhiều lần trả nợ thay doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý:
+ Số tiền trả nợ thay bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận tại chứng thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
+ Trước khi thực hiện chuyển tiền trả nợ thay, Quỹ bảo lãnh tín dụng và các tổ chức cho vay phải hoàn thành thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay cho tổ chức cho vay?
Theo Điều 34 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhận nợ và hoàn trả khoản nợ được bảo lãnh
1. Bên được bảo lãnh nhận nợ với bên bảo lãnh:
a) Sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển tiền trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay cho bên được bảo lãnh;
b) Bên được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo lãnh gồm: Nợ gốc trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng (gồm nợ gốc và lãi tại tổ chức cho vay mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả nợ thay), nợ lãi nhận nợ bắt buộc tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của bên nhận bảo lãnh tại thời điểm nhận nợ, chi phí bảo lãnh chưa thu hồi được, các chi phí khác mà bên bảo lãnh đã chi trả thay cho bên được bảo lãnh. Việc nhận nợ vay bắt buộc được thực hiện bằng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc;
c) Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định thời hạn nhận nợ bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc áp dụng cho khoản trả nợ thay. Thời hạn nhận nợ bắt buộc không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh.
Theo đó, sau khi Quỹ bảo lãnh tín dụng chuyển tiền trả nợ thay cho tổ chức cho vay, doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm nhận nợ vay bắt buộc (được thực hiện bằng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc) và hoàn trả Quỹ bảo lãnh tín dụng với số tiền đã trả thay cho tổ chức cho vay.
Khoản nợ mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trả nợ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm:
+ Nợ gốc trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng (gồm nợ gốc và lãi tại tổ chức cho vay mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả nợ thay),
+ Nợ lãi nhận nợ bắt buộc tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của tổ chức cho vay tại thời điểm nhận nợ,
+ Chi phí bảo lãnh chưa thu hồi được, các chi phí khác mà bên bảo lãnh đã chi trả thay cho bên được bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?