Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trường hợp nào?
Theo khoản 2, 3,4 và khoản 5 Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định:
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. “Bên bảo lãnh” là Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
3. “Bên được bảo lãnh” là đối tượng quy định tại Điều 15 của Nghị định này được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh.
4. “Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật, thực hiện cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh.
5. “Tổ chức cho vay” là các tổ chức tín dụng và các quỹ tài chính Nhà nước có chức năng cho vay theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 17 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay. Căn cứ vào tính khả thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh cho doanh nghiệp.
2. Bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm một trong các trường hợp sau đây:
a) Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
b) Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
c) Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
3. Căn cứ vào khả năng tài chính, quản trị điều hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tính khả thi và mức độ rủi ro của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định phạm vi bảo lãnh tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm một trong các trường hợp sau đây:
- Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
- Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
- Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng (Hình từ Internet)
Được miễn giảm chi phí hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng hay không?
Theo Điều 20 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí hoạt động bảo lãnh tín dụng
…
3. Việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Quy chế quy định cụ thể về các trường hợp, lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:
a) Thuộc lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể là Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
Theo đó, căn cứ quy định việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Quy chế quy định cụ thể về các trường hợp, lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:
- Thuộc lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của địa phương;
- Phù hợp với khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể là Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
Ngoài ra, cần xác định chi phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ bảo lãnh tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 34/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Chi phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng khách hàng trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cùng với hồ sơ đề nghị bảo lãnh lãnh tín dụng;
- Chi phí bảo lãnh tín dụng tính trên số tiền được bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh. Thời hạn thu phí bảo lãnh tín dụng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên được bảo lãnh, phù hợp với thời hạn bảo lãnh tín dụng.
Tổng mức cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng được giới hạn bao nhiêu?
Theo Điều 19 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đồng tiền và giới hạn cấp bảo lãnh tín dụng
1. Đồng tiền bảo lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
2. Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
3. Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn tại khoản 2 Điều này, giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
4. Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các bên được bảo lãnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Theo, tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 02 trường hợp sau đây tối đa không vượt quá 03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng, cụ thể:
- Giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư: Tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng tính trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan.
- Giới hạn bảo lãnh vay vốn lưu động: tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?