Quỹ bảo lãnh tín dụng áp dụng tối đa bao nhiêu biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cần đáp ứng những gì?
Theo Điều 16 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng
Các đối tượng được bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
2. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
3. Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
4. Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
5. Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh tín dụng chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét cấp bảo lãnh tín dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
+ Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
+ Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
+ Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
+ Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
Quỹ bảo lãnh tín dụng áp dụng tối đa bao nhiêu biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo lãnh tín dụng áp dụng tối đa bao nhiêu biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Theo Điều 25 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn
1. Các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này gồm:
a) Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
b) Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp miễn tài sản bảo đảm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định biện pháp bảo đảm tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này theo quy định tại Quy chế về các trường hợp được miễn tài sản bảo đảm tại khoản 4 Điều này.
3. Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế về các biện pháp bảo đảm, thẩm quyền quyết định đối với từng biện pháp bảo đảm, trường hợp miễn tài sản bảo đảm của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào các tiêu chí: Lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của địa phương, điều kiện tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các tiêu chí khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, căn cứ trên quy định có 03 biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Quyền tài sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng hoặc tài sản hiện có của bên thứ ba;
+ Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
+ Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đánh giá xếp hạng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản vay tại tổ chức cho vay.
Quỹ bảo lãnh tín dụng đánh giá và quyết định việc sử dụng một hoặc nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Lưu ý: Trong từng trường hợp, bên được bảo lãnh thỏa thuận, thống nhất với Quỹ bảo lãnh tín dụng về biện pháp bảo đảm và ghi cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng quy định tại Nghị định này.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng trong thời hạn bao lâu?
Theo Điều 18 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng
1. Thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng và được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa các bên liên quan theo quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời hạn cấp bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh theo hợp đồng.
Theo đó, thời hạn cấp bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định như sau:
+ Phù hợp với thời hạn vay vốn đã thoả thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng và được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa các bên liên quan theo quy định.
+ Trong thời hạn cấp bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì Quỹ bảo lãnh tín dụng tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo lãnh theo hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?