Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào? Nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT?

Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào? Ý nghĩa của ngày Quốc tế LGBT? LGBT có phải là một loại bệnh không? Một số nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT?

Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào?

LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender)

Quốc tế LGBT chính là Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOBIT). Ngày quốc tế LGBT là ngày 17 tháng 5 hằng năm. Năm 2025, Ngày quốc tế LGBT - ngày 17/5/2025 rơi vào Thứ Bảy (ngày 20/4 âm lịch)

Trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day và cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.

Hiện nay, Ngày Quốc tế LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp...

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào? Nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT?

Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào? (Hình từ Internet)

Ý nghĩa của ngày Quốc tế LGBT? LGBT có phải là một loại bệnh không?

Ngày Quốc tế LGBT được tổ chức nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu. Đây cũng chính là tiền đề để tổ chức nhiều hoạt động vì LGBT với mong muốn thay đổi cái nhìn của xã hội về bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, tại Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 về chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới do Bộ Y tế ban hành có nêu:

Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định “đồng tính không phải là bệnh”, mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.
Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:
1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;
2. Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;
3. Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.
4. Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, không coi LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) là một bệnh.

Một số nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT?

Tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 có nêu một số nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT, cụ thể:

5. Một số nguy cơ sức khỏe ở người LGBT
- Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở người LGBT cần chú ý:
+ Nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ nghiện chất và tự tử cao hơn người dị tính
+ Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
+ Nguy cơ là nạn nhân của kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử
- Thực tế, có những người khi đến các cơ sở y tế đã không cho biết về xu hướng tính dục của họ. Do đó, người cung cấp dịch vụ cần lưu ý để biết và hỗ trợ cho những người LGBT trước các nguy cơ sức khỏe.
- Người cung cấp dịch vụ cần nhận thức những định kiến về xu hướng tính dục; truyền thông về xu hướng tính dục trung thực, chính xác, dựa trên bằng chứng nhằm giảm phân biệt đối xử và hậu quả tâm lý cho người LGBT[2].

Theo đó, một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở người LGBT cần chú ý như là:

+ Nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn người dị tính

+ Nguy cơ nghiện chất và tự tử cao hơn người dị tính

+ Nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS

+ Nguy cơ là nạn nhân của kỳ thị, bạo lực và phân biệt đối xử

Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào? Ngày quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Bài tuyên truyền chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn?
Pháp luật
Quốc tế LGBT là gì? Ngày quốc tế LGBT là ngày nào? LGBT được WHO công nhận khi nào? Nguy cơ sức khỏe thường gặp ở người LGBT?
Pháp luật
Ngày 17 5 là ngày LGBT? Ngày 17 5 có ý nghĩa gì? LGBT là gì? Pháp luật có cho phép chuyển đổi giới tính?
Pháp luật
Ngày IDAHOT là ngày 17 5? Ngày IDAHOT là ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT?
Pháp luật
Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới là ngày gì? Ngày này diễn ra vào ngày mấy, thứ mấy?
Pháp luật
Ngày 17 tháng 5 năm 1990 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 17 5 1990? Hôn nhân đồng giới có bị pháp luật Việt Nam cấm không?
Pháp luật
Ngày quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT là ngày 17/5 đúng không? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào