Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?

Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta? Nhà nước ưu tiên phát triển Giáo dục và Đào tạo ở những khu vực nào? - câu hỏi của anh T. (Hà Nội)

Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?

Quốc sách được hiểu là chính sách lớn, quan trọng của Nhà nước.

Hiến pháp 2013 ghi nhận phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, ghi nhận cụ thể tại khoản 1 Điều 61 Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 61.
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
...

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

Căn cứ các quy định nêu trên thì phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển Giáo dục và Đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta? (Hình từ Internet)

Nhà nước ưu tiên phát triển Giáo dục và Đào tạo ở những khu vực nào?

Chính sách phát triển Giáo dục và Đào tạo được quy định theo khoản 1 Điều 61 Hiến pháp 2013 như sau:

Điều 61.
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

Theo đó, Nhà nước ưu tiên phát triển Giáo dục và Đào tạo ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.

Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục như thế nào?

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
...

Theo quy định nêu trên, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học;

Đồng thời, hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.

Phát triển giáo dục và đào tạo
Giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Pháp luật
Giáo dục là gì? Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đúng không?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Pháp luật
Ngày 24/1/2024 là ngày Quốc tế giáo dục đúng không? Ngày Quốc tế giáo dục 24/1 có từ khi nào?
Pháp luật
Người khuyết tật có được giáo dục, học tập nghe, học bằng ngôn ngữ ký hiệu gì riêng hay không? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục ra sao?
Pháp luật
Quốc sách là gì? Tại sao nói phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta?
Pháp luật
04 chính sách mới nổi bật về vấn đề Giáo dục có hiệu lực trong tháng 7 năm 2022 cần lưu ý?
Pháp luật
Việc thành lập phân hiệu có được xem là một trong những hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam không?
Pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ đề nghị của xã, huyện, tỉnh gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển giáo dục và đào tạo
14,803 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển giáo dục và đào tạo Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển giáo dục và đào tạo Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào