Quốc hữu hóa là gì? Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định hay không?

Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định hay không? Nếu pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới và cao hơn mức ưu đãi cũ thì nhà đầu tư nước ngoài có được áp dụng ưu đãi mới không? Câu hỏi của anh N (Nghệ An).

Quốc hữu hóa là gì? Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định hay không?

Quốc hữu hóa là việc đưa các tài sản (động sản và bất động sản) từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Đây là quyết định đơn phương quyền lực của nhà nước đối với các tài sản. Việc quốc hữu hóa có thể kèm theo đền bù kinh phí, hoặc không đền bù gì cả, lúc đó còn gọi là tịch thu hay sung công.

Dẫn chiếu đến Điều 10 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm quyền sở hữu tài sản như sau:

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

Theo quy định này thì tài sản hợp pháp của nhà đầu tư sẽ không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Xem thêm:

>>> Nhà đầu tư liên danh là gì? Khi ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh tất cả nhà đầu tư liên danh đều phải ký vào hợp đồng?

Sau khi đảm bảo các nghĩa vụ tài chính, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản nào?

Tại Điều 12 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài, trong đó có đề cập như sau:

Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Theo quy định trên thì sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Quốc hữu hóa là gì? Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định hay không?

Quốc hữu hóa là gì? Tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định hay không? (hình từ internet)

Nếu pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới và cao hơn mức ưu đãi cũ thì nhà đầu tư nước ngoài có được áp dụng ưu đãi mới không?

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật được quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Chiếu theo quy định này, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 Luật Đầu tư 2020.

Quốc hữu hóa
Nhà đầu tư nước ngoài Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà đầu tư nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà đầu tư nước ngoài có được sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán không?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ bao nhiêu % vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Pháp luật
Tải mẫu báo cáo hoạt động quản lý tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty chứng khoán mới nhất?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp là công ty cổ phần thì có những phương thức nào? Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được quy định ra sao?
Pháp luật
Khi doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải lưu ý những quy định nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo các quy định nước nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài có được trực tiếp đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam không?
Pháp luật
Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có được phép mở tài khoản không?
Pháp luật
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có bắt buộc phải xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định không?
Pháp luật
Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã? Hợp tác xã có công bố thông tin về tỷ lệ phần vốn góp của thành viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc hữu hóa
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
12,087 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quốc hữu hóa Nhà đầu tư nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc hữu hóa Xem toàn bộ văn bản về Nhà đầu tư nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào