Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo đề nghị của ai? Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự nào?
Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo đề nghị của ai?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ.
2. Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
Như vậy, Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo đề nghị của Chính phủ.
Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gồm có những gì?
Theo khoản 2 Điều 48 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan bao gồm:
a) Tờ trình về thành lập, bãi bỏ cơ quan;
b) Đề án thành lập, bãi bỏ cơ quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, bãi bỏ cơ quan;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, bãi bỏ cơ quan;
e) Báo cáo thẩm tra về việc thành lập, bãi bỏ cơ quan.
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm các tài liệu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
...
Theo quy định trên hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt gồm các tài liệu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời về việc thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 44 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan bao gồm:
a) Tờ trình về thành lập, bãi bỏ cơ quan;
b) Đề án thành lập, bãi bỏ cơ quan;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, bãi bỏ cơ quan;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, bãi bỏ cơ quan;
e) Báo cáo thẩm tra về việc thành lập, bãi bỏ cơ quan.
2. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 133 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật hoặc Ủy ban lâm thời về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, hồ sơ trình Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật hoặc Ủy ban lâm thời về việc thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
- Hồ sơ thẩm tra gồm có:
+ Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự nào?
Theo khoản 3 Điều 48 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ 15/03/2023) thì Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự sau:
Bước 1: Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình.
Bước 2: Đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời trình bày báo cáo thẩm tra.
Bước 3: Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội.
Bước 4: Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến việc thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Bước 5: Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời phối hợp với các cơ quan có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 6: Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Bước 7: Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại hai kỳ họp Quốc hội thì áp dụng trình tự quy định tại Điều 51 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 44 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự sau đây:
Bước 1: Chính phủ trình Quốc hội thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và dự thảo nghị quyết;
Bước 2: Ủy ban pháp luật của Quốc hội hoặc Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập trình Quốc hội báo cáo thẩm tra;
Bước 3: Quốc hội thảo luận. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội;
Bước 4: Trong quá trình thảo luận, Chính phủ giải trình về những vấn đề liên quan đến việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà đại biểu Quốc hội nêu;
Bước 5: Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Chính phủ, Ủy ban pháp luật của Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan, Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
Bước 6: Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
Bước 7: Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết thành lập, giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại nhiều kỳ họp Quốc hội thì áp dụng trình tự quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Điều 76 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?