Quặng phóng xạ là gì? Cơ sở thăm dò quặng phóng xạ được phân thành bao nhiêu loại theo quy định của pháp luật?

Tôi có thắc mắc là Quặng phóng xạ là gì? Cơ sở thăm dò quặng phóng xạ được phân thành bao nhiêu loại theo quy định của pháp luật? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.Q đến từ Bình Dương.

Quặng phóng xạ là gì?

Quặng phóng xạ được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-BKHCN như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quặng phóng xạ là khoáng sản có chứa chất phóng xạ có tổng hoạt độ hoặc hoạt độ riêng lớn hơn mức miễn trừ khai báo cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép, bao gồm quặng Urani, quặng Thori, sa khoáng titan, đất hiếm.
2. Mức liều hiệu dụng tiềm năng là mức liều hiệu dụng lớn nhất mà một nhân viên tham gia công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ có thể nhận được trong quá trình làm việc hoặc mức liều hiệu dụng lớn nhất mà công chúng có thể nhận được do hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ của tổ chức, cá nhân (không bao gồm đóng góp từ phông phóng xạ tự nhiên).
3. Chất thải phóng xạ trong thăm dò, khai thác quặng phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ có tổng hoạt độ hoặc hoạt độ riêng lớn hơn mức miễn trừ khai báo cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép.
4. R1 là chất thải rắn được sinh ra từ quá trình làm giàu bằng các phương pháp vật lý, trong đó các nhân phóng xạ tự nhiên được cộng kết, đi theo với sản phẩm.
5. R2 là chất thải rắn được sinh ra từ quá trình làm giàu bằng phương pháp vật lý nhưng các nhân phóng xạ tự nhiên được tách ra khỏi sản phẩm mong muốn và chất thải sinh ra từ quá trình xử lý khí thải (nếu có).
6. R3 là chất thải rắn được sinh ra từ các quá trình xử lý, chế biến quặng bằng phương pháp hóa học.
7. R* là phần quặng đuôi chứa một lượng lớn nhân phóng xạ tự nhiên (Urani, Thori, Monazit).
8. L1 là nước thải sinh ra từ các quá trình làm giàu bằng phương pháp vật lý.
9. L2 là nước thải sinh ra từ quá trình vệ sinh lao động (tắm rửa, giặt giũ quần áo bảo hộ lao động của nhân viên làm việc trong khu vực thăm dò, khai thác quặng phóng xạ, làm vệ sinh công nghiệp kho chứa, rửa xe chở quặng).
10. L3 là nước thải sinh ra từ quá trình xử lý quặng bằng phương pháp hóa học và quá trình xử lý khí thải (nếu có).
11. L* là nước thải rò rỉ từ bãi chôn lấp đuôi quặng và chất thải phóng xạ dạng rắn.

Như vậy, theo quy định trên thì Quặng phóng xạ là khoáng sản có chứa chất phóng xạ có tổng hoạt độ hoặc hoạt độ riêng lớn hơn mức miễn trừ khai báo cấp giấy phép theo quy định.

quặng phóng xạ

Quặng phóng xạ (Hình từ Internet)

Cơ sở thăm dò quặng phóng xạ được phân thành bao nhiêu loại?

Cơ sở thăm dò quặng phóng xạ được phân loại theo quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BKHCN như sau:

Phân loại cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ
Căn cứ vào mức liều hiệu dụng tiềm năng một nhân viên làm việc tại cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ nhận được trong một năm, các cơ sở này được phân thành 3 loại như sau:
1. Loại A: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
2. Loại B: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
3. Loại C: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng nhỏ hơn hoặc bằng 1 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở thăm dò quặng phóng xạ được phân thành 03 loại:

- Loại A: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

- Loại B: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

- Loại C: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng nhỏ hơn hoặc bằng 1 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò khai thác quặng phóng xạ?

Cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò khai thác quặng phóng xạ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BKHCN như sau:

Tổ chức thực hiện
1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này đối với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.

Theo đó, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò khai thác quặng phóng xạ.

An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Quặng phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ an toàn bức xạ
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm đối với người phụ trách an toàn bức xạ hiện nay là bao nhiêu? Được áp dụng cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn bức xạ
1,603 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn bức xạ Quặng phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn bức xạ Xem toàn bộ văn bản về Quặng phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào