Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân có được hay không theo quy định của pháp luật?
- Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân có được hay không theo quy định của pháp luật?
- Tổ chức quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân mà không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt quảng cáo không ở vùng cố định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nếu sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu gì?
Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân có được hay không theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Quảng cáo 2012 quy định về việc quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử như sau:
Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
1. Quảng cáo trên báo điện tử phải tuân theo các quy định sau:
a) Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;
b) Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.
2. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Như vậy, vẫn được thực hiện hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân nhưng phải tuân thủ các quy định sau:
- Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;
- Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.
Quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân có được hay không theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Tổ chức quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân mà không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt quảng cáo không ở vùng cố định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;
c) Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.
2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi quảng cáo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân mà không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt quảng cáo không ở vùng cố định thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi vi phạm trên.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.
Nếu sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Quảng cáo 2012 tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:
Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Như vậy, trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt;
Ngoài ra, khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 thì nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?