Quản trị rủi ro là gì? Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quản trị rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp như thế nào?
Quản trị rủi ro là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về quản trị rủi ro như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Rủi ro đối tác là rủi ro liên quan đến việc đối tác không thực hiện được các cam kết thanh toán đối với các hoạt động đầu tư và hoạt động tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
10. Rủi ro thanh khoản là rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không có đủ tiền để đáp ứng được khả năng thanh toán cho các khoản phải trả đến hạn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
11. Quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
12. Văn hóa quản trị rủi ro là giá trị văn hóa của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, thể hiện sự nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Theo quy đinh trên thì quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Quản trị rủi ro là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện quản trị rủi ro trong nội bộ như thế nào?
Như đã nêu thì quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo đó, tại Điều 6 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro như sau:
(1) Nhận dạng các rủi ro trọng yếu mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
(2) Đo lường mức độ rủi ro trên cơ sở xác định tác động của rủi ro đó đối với hoạt động, vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Việc đo lường rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp, mô hình.
Các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải được kiểm tra, đánh giá định kỳ về tính chính xác và tính hợp lý theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các dữ liệu sử dụng trong các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro phải bảo đảm độ tin cậy và khả năng kiểm tra được.
(3) Theo dõi trạng thái rủi ro và đánh giá kịp thời, cảnh báo sớm khả năng vi phạm các hạn mức rủi ro, hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro để bảo đảm an toàn trong hoạt động; lập các báo cáo nội bộ về theo dõi rủi ro và gửi đến các cá nhân, bộ phận có liên quan.
(4) Kiểm soát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo các hạn mức rủi ro tương ứng; kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC, có các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời các rủi ro để bảo đảm tuân thủ các hạn mức rủi ro.
Khi xây dựng chính sách quản trị rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo chính sách sẽ có đủ những nội dung nào?
Theo Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về nội dung trong quy định nội bộ về quản trị rủi ro như sau:
Chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro
...
2. Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
a) Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
c) Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
đ) Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
e) Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thông qua;
g) Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.
Theo đó, khi xây dựng chính sách quản trị rủi ro nội bộ thì doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo chính sách sẽ có đủ các nội dung theo quy định nêu trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?