Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về quấy nhiễm nhân dân như sau:
Quấy nhiễu Nhân dân
1. Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
d) Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
Theo đó, khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
Tuy nhiên, nếu vi phạm một trong 04 trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
- Là chỉ huy;
- Lôi kéo người khác tham gia;
- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
Như vậy, quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân khi thuộc một trong 04 trường hợp trên.
>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho Đảng viên là quân đội, công an theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (không giữ chức lãnh đạo quản lý)
Tải về Mẫu bản kiểm điểm (giữ chức lãnh đạo quản lý)
Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với quân nhân bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật khiển trách là 5 năm; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm là 10 năm kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới
Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt;
Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện;
Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp; quân nhân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
...
Như vậy, không áp dụng thời hiệu đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu quân nhân.
Trường hợp nào không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 50 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viện chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
3. Việc hạ bậc lương, mỗi lần chỉ được hạ một bậc; trường hợp vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước thì hạ nhiều bậc lương.
4. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp, buộc thôi việc công nhân và viên chức quốc phòng là nữ khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đối với quân nhân chuyên nghiệp là nữ khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 50 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viện chức quốc phòng 2015 quy định các hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
...
Như vậy, có tất cả 07 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?