Quân nhân dự bị không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp thì sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
- Quân nhân dự bị không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp thì sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
- Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh là con của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh bị bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Quân nhân dự bị không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp thì sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về chống mệnh lệnh như sau:
Chống mệnh lệnh
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Theo quy định trên, quân nhân dự bị không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
Quân nhân dự bị không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Lôi kéo người khác tham gia.
+ Trong sẵn sàng chiến đấu.
+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Quân nhân dự bị (Hình từ Internet)
Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo quy định tại Điều 394 Bộ luật Hình sự 2015 về tội chống mệnh lệnh như sau:
Tội chống mệnh lệnh
1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 394 nêu trên.
Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh là con của liệt sĩ thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
...
Theo đó, nếu quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh là con của liệt sĩ thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh bị bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, quân nhân dự bị phạm tội chống mệnh lệnh bị bệnh nặng thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?