Quân nhân dự bị được hưởng chế độ như thế nào? Quân nhân dự bị không thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phụ cấp được tính như thế nào?
Quân nhân dự bị là ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 thì:
Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
Quân nhân dự bị
Quân nhân dự bị được hưởng chế độ như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ được quy định như sau:
- Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với quân nhân dự bị được quy định như sau:
+ Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe. Trường hợp mức lương, phụ cấp thấp hơn mức lương, phụ cấp áp dụng trong Quân đội nhân dân thì đơn vị Quân đội nhân dân trả phần chênh lệch;
+ Quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản này được đơn vị Quân đội nhân dân cấp một khoản phụ cấp theo ngày làm việc trên cơ sở mức tiền lương cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tại ngũ hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.
- Quân nhân dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt và bảo đảm tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
- Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc được nghỉ bù vào thời gian thích hợp.
- Quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Quân nhân dự bị khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng chế độ, chính sách như đối với người lao động làm cùng công việc.
- Quân nhân dự bị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 31 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 thì chế độ trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị được quy định như sau:
Gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp trong thời gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 32 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 thì chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị trong thời gian được huy động được quy định như sau:
- Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được bảo đảm tiền ăn tương đương với tiền ăn của chiến sĩ bộ binh; trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết, bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị.
- Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, làm việc trả nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe; trường hợp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được đơn vị Quân đội nhân dân chi trả tiền công lao động cho ngày làm việc tính theo mức thu nhập trung bình 03 tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.
Quân nhân dự bị không thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì phụ cấp được tính như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 79/2020/NĐ-CP thì phụ cấp theo ngày làm việc đối với Quân nhân dự bị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này không thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được thực hiện như sau:
- Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm (không bao gồm phụ cấp quân hàm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ). Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.
- Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.
- Đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đi làm nhiệm vụ chi trả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?