Quản lý tưới là gì? Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới vùng không bị ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi như thế nào?
Quản lý tưới là gì?
Theo quy định tại mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8415:2010 về công trình thủy lợi - quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều thì:
Quản lý tưới (irrigation management) là công tác đảm bảo cấp nước theo kế hoạch và theo quy trình vận hành hệ thống:
- Đảm bảo tính thống nhất về hệ thống, nguồn nước và quản lý vận hành.
- Đảm bảo tính toàn diện nhằm phục vụ cho mọi yêu cầu về nước đối với các hộ dùng nước loại cây trồng ở vùng trong hệ thống đã được xác định trong nhiệm vụ thiết kế.
Ngoài ra, hệ thống công trình thủy lợi (hydraulic structure system) là tập hợp các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý vận hành và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
Nguyên tắc chung trong quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi là:
- Hệ thống công trình thủy lợi vùng không ảnh hưởng triều phải mang tính độc lập nhất định cho một khu vực (có ranh giới tự nhiên như bờ vùng, đê, kênh tiêu…).
- Khu vực cấp nước tưới phải được khoanh vùng độc lập với khu vực khác và có các công trình đảm bảo cấp nước và được mô tả chi tiết trên bản đồ tỉ lệ 1:5000.
Quản lý tưới là gì? (Hình từ Internet)
Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới vùng không bị ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi là gì?
Các quy định cụ thể nội dung công tác quản lý tưới vùng không bị ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8415:2010 về công trình thủy lợi - quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều; cụ thể như sau:
Về quản lý nguồn nước, nhu cầu dùng nước
- Tính toán theo dõi, dự báo số lượng, chất lượng nước đến.
- Tính toán nhu cầu dùng nước theo từng thời kỳ, thời điểm đối với đơn vị dùng nước.
Về quản lý vận hành hệ thống công trình
- Tài liệu quy hoạch hệ thống và thiết kế công trình
- Tài liệu khí tượng, thủy văn trong quá trình quản lý khai thác.
- Tài liệu hiện trạng công trình và yêu cầu cấp thoát nước trong hệ thống.
Về quản lý phòng chống hạn, bảo vệ môi trường
Theo dõi, cập nhật các số liệu về việc thực hiện các biện pháp, giải pháp chống hạn qua các năm, cập nhật số liệu về môi trường trong hệ thống.
Vị trí đặc điểm đo lưu lượng, mực nước trong việc quản lý tưới vùng không bị ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi như thế nào?
Vị trí đặc điểm đo lưu lượng, mực nước trong việc quản lý tưới vùng không bị ảnh hưởng triều của hệ thống công trình thủy lợi được quy định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8415:2010 về công trình thủy lợi - quản lý tưới nước vùng không ảnh hưởng triều; cụ thể như sau:
- Tại đầu mối hệ thống để đo nguồn nước đến hệ thống và hồ chứa;
- Tại thượng hạ lưu cống phân chia nước, cống lấy nước, cống đập điều tiết, v.v…
- Tại bãi tràn và cửa tiêu nước để đo cân bằng nước.
(i) Điểm đo mưa: các hệ thống thủy lợi phải tiến hành đo mưa để phục vụ cho công tác quản lý nước và điều hành hệ thống.
Vị trí điểm đo: ngoài các điểm đo mưa của ngành khí tượng, nếu thấy cần thiết thì có thể đặt thêm điểm đo ở những nơi điểm đo của ngành khí tượng đặt quá thưa hoặc có thể đặt ở những nơi làm việc của đơn vị quản lý;
Số lượng đo phải tùy theo sự cần thiết nhưng phải đủ để phục vụ cho công tác điều hành hệ thống.
(ii) Điểm đo các yếu tố khác:
- Điểm đo lượng phù sa đặt ở cửa vào công trình đầu mối đầu kênh chính và đầu kênh cố định cấp cuối cùng;
- Điểm đo lấy mẫu chất lượng nước (trường hợp bị ô nhiễm) ở nơi dẫn nước thải của nhà máy hoặc của thành phố đổ vào hệ thống thủy lợi theo Tiêu chuẩn TCVN 8367 : 2010 Hệ thống công trình thủy lợi - mạng lưới lấy mẫu chất lượng nước.
Các tài liệu thủy văn khí tượng quan trắc hoặc thu thập phải được chỉnh lý (tính toán phân tích) cho từng vụ, từng năm và phải được lưu trữ cẩn thận để sử dụng cho việc phục vụ sản xuất trước mắt và nghiên cứu lâu dài.
Ngoài ra, nội dung công tác thủy văn trong hệ thống công trình thủy lợi như sau:
- Xây dựng các công trình và thiết bị đo nước phục vụ cho công tác quản lý nước và quản lý công trình.
- Quan trắc, thu thập, chỉnh lý, tính toán các yếu tố thủy văn khí tượng gồm: mực nước, lưu lượng, lượng mưa, độ bốc hơi, chất lượng nước tưới, các yếu tố có liên quan tới công tác tưới như độ chua mặn, độ ấm của đất và của không khí nếu thấy cần thiết.
- Theo dõi, phân tích tình hình khí tượng thủy văn, làm dự báo tình hình giúp cho việc điều hành hệ thống phục vụ sản xuất;
- Đo đạc, tính toán, kiểm nghiệm các yếu tố thủy văn phục vụ cho công tác quản lý khai thác và tham gia vào việc nghiên cứu khoa học giúp cho công tác quy hoạch và thiết kế như:
+ Kiểm nghiệm lưu lượng bơm, đường mực nước thiết kế, lưu lượng đến hồ chứa, lưu lượng qua cống,
+ Kiểm nghiệm quan hệ dung tích và mực nước trong hồ chứa v.v…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?