Quản lý tài sản của người được giám hộ? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ?
Quyền của người giám hộ?
Theo Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 58. Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, người giám hộ chỉ được thực hiện các quyền nêu trên mà không được vượt quá.
Người giám hộ
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ?
Bộ luật Dân sự 2015 chia nghĩa vụ của người giám hộ theo từng trường hợp như sau:
Theo Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi. cụ thể:
"Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ."
Tại Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, cụ thể:
"Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ."
Và tại Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể:
"Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, tùy vào từng đối tượng được giám hộ mà người giám hộ thực hiện các nghĩa vụ khác nhau.
Quản lý tài sản cả người được giám hộ?
Căn cứ Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, người mẹ là người giám hộ của người con, người mẹ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Đối với việc bán đối với tài sản có giá trị lớn (cụ thể là quyền sử dụng đất) của người con phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Lưu ý, giao dịch dân sự phải vì lợi ích của người được giám hộ.
Đồng thời, người mẹ không được tặng cho phần tài sản thuộc sở hữu của người con cho chính người mẹ hoặc người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?
- Tải mẫu giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới chuẩn Hướng dẫn 12? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?