Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị phạt mấy năm tù? Có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
- Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị phạt mấy năm tù? Có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
- Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí thì Tòa án có căn cứ vào tình hình tài sản của người đó không?
- Với trường hợp cùng là phạt tù có thời hạn thì mức tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội tối đa là mấy năm?
Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị phạt mấy năm tù? Có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
Căn cứ vào Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; điểm l khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như sau:
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người nào được giao sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý gây thất thoát, lãng phí thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau đây:
- Khung hình phạt 1: Gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Khung hình phạt 3: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, theo quy định, người có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí có thể bị áp dụng mức hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù.
Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị phạt mấy năm tù? Có bị tịch thu toàn bộ tài sản không? (Hình từ Internet)
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí thì Tòa án có căn cứ vào tình hình tài sản của người đó không?
Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi quyết định hình phạt với người phạm tội thì Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Và, khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ nêu trên thì Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Với trường hợp cùng là phạt tù có thời hạn thì mức tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội tối đa là mấy năm?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
...
Theo đó, khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt cuối cùng.
Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 30 năm.
Như vậy, mức phạt tù có thời hạn khi tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội bị xét xử cùng một lần tối đa là 30 năm tù.
Lưu ý: Khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội. (theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?