Quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng với tổ chức khai thác công trình thủy lợi?
Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định thế nào?
Quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 19 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
2. Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.
3. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi.
4. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
5. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Theo đó, nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định như sau:
– Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
– Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.
– Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi.
– Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
– Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 20 Luật Thủy lợi 2017 quy định nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
(1) Quản lý nước bao gồm nội dung chính sau đây:
– Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước;
– Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai;
– Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi;
– Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi.
(2) Quản lý công trình bao gồm nội dung chính sau đây:
– Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn công trình thủy lợi;
– Quản lý, tổ chức thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
– Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
– Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi.
(3) Quản lý kinh tế bao gồm nội dung chính sau đây:
– Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
– Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
– Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
– Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các nguồn lực được giao;
– Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực công trình thủy lợi;
– Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.
Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng với tổ chức khai thác công trình thủy lợi?
Theo Điều 22 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình thủy lợi
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
2. Trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm năng, lợi thế của công trình;
b) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Chủ trì thực hiện điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo định kỳ 05 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm hoặc đột xuất;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ trên quy định trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình thủy lợi như sau:
(1) Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định như sau:
– Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
(2) Trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
– Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm năng, lợi thế của công trình;
– Lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
– Chủ trì thực hiện điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo định kỳ 05 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm hoặc đột xuất;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ quản lý công trình thủy lợi được lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức khai thác công trình thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?