Quá trình ghi nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nếu có sự nhầm lẫn thì xử lý như thế nào?
Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Nhật ký Đoàn thanh tra
1. Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi nhật ký và ký xác nhận nội dung đã ghi. Trường hợp Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ, ngoài việc ghi nhật ký của Trưởng đoàn, Tổ trưởng có trách nhiệm ghi nhật ký hoạt động của từng thành viên trong tổ và ký xác nhận nội dung đã ghi. Nội dung ghi hoạt động của từng thành viên trong tổ là tài liệu không tách rời của nhật ký Đoàn thanh tra.
...
Theo đó, nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi nhật ký và ký xác nhận nội dung đã ghi. Trường hợp Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ, ngoài việc ghi nhật ký của Trưởng đoàn, Tổ trưởng có trách nhiệm ghi nhật ký hoạt động của từng thành viên trong tổ và ký xác nhận nội dung đã ghi.
Nội dung ghi hoạt động của từng thành viên trong tổ là tài liệu không tách rời của nhật ký Đoàn thanh tra.
Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành (Hình từ Internet)
Nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 24 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Nhật ký Đoàn thanh tra
...
3. Nội dung nhật ký Đoàn thanh tra gồm:
a) Ngày, tháng, năm; các công việc đã tiến hành của tổ, của từng thành viên Đoàn thanh tra; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã làm việc, kiểm tra, xác minh;
b) Ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
c) Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tiến hành thanh tra (nếu có);
d) Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có).
4. Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, rõ ràng, phản ánh đầy đủ nội dung công việc diễn ra trong quá trình thanh tra.
...
Theo quy định trên, nội dung nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm:
- Ngày, tháng, năm; các công việc đã tiến hành của tổ, của từng thành viên Đoàn thanh tra; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã làm việc, kiểm tra, xác minh;
- Ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
- Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tiến hành thanh tra (nếu có);
- Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có).
Lưu ý: Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, rõ ràng, phản ánh đầy đủ nội dung công việc diễn ra trong quá trình thanh tra.
Trong quá trình ghi nhật ký Đoàn thanh tra chuyên ngành, nếu có sự nhầm lẫn thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 24 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Nhật ký Đoàn thanh tra
...
5. Quá trình ghi nhật ký Đoàn thanh tra, nếu có sự nhầm lẫn thì gạch bỏ phần đã ghi nhầm và ký xác nhận, không được xé bỏ các trang của sổ nhật ký Đoàn thanh tra hoặc làm hư hỏng, tẩy xóa nội dung sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
6. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được quản lý, sử dụng, lưu trữ như hồ sơ, tài liệu cuộc thanh tra.
7. Mẫu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra; việc cấp, quản lý và in sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2015/TT-TTCP ngày 15/12/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
Như vậy, trong quá trình ghi nhật ký Đoàn thanh tra, nếu có sự nhầm lẫn thì gạch bỏ phần đã ghi nhầm và ký xác nhận, không được xé bỏ các trang của sổ nhật ký Đoàn thanh tra hoặc làm hư hỏng, tẩy xóa nội dung sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?